Ngày 162

Chúa sử dụng cả sai lầm của bạn

Khôn ngoan Thi Thiên 72:1-20
Tân ước Công vụ 7:20-43
Cựu Ước 2 Sa-mu-ên 16:15-18:18

Giới thiệu

Handley Moule, khi còn là Giám mục Durham, có nhiệm vụ đi thăm thân nhân của 170 thợ mỏ đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn hầm mỏ. Trong khi đang băn khoăn không biết phải nói gì với họ, ông ấy nhặt một chiếc thẻ đánh dấu nhỏ mà mẹ ông ấy đã đưa cho ông. Khi ông giơ nó lên, ở mặt trái của chiếc thẻ đánh dấu trang dệt thủ công có một mạng nhện rối rắm. Không có vần điệu, không có lý do, không có khuôn mẫu, không có gì cả. Nhưng mặt còn lại ghi, 'Chúa là tình yêu'.

Thế giới đôi khi đối với chúng ta giống như một mạng lưới rối rắm. Thường thì chúng ta không thể tìm ra điều gì đang xảy ra hoặc tại sao chúng ta lại đau khổ như vậy. Nhưng lời khẳng định của Chúa Giê-su và Kinh thánh là: tình yêu của Đức Chúa Trời vẫn luôn ở đó. Dù bây giờ chúng ta có vẻ rất khó hiểu, nhưng Đức Chúa Trời đang thực hiện ý định yêu thương của Ngài trên thế giới.

Chúa có thể dệt nên một kiểu hoa văn từ những sợi chỉ của cuộc đời chúng ta – bao gồm cả những đau khổ, gian truân và thậm chí cả lỗi lầm của chúng ta và làm nên một điều gì đó đẹp đẽ. Sứ đồ Phao-lô nói với chúng ta rằng “Chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho những ai yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho những người được gọi theo ý định của Ngài” (Rô-ma 8:28). Hôm nay, bạn hãy suy ngẫm về một thực tế này: hoàn cảnh của bạn có thể đầy thách thức, nhưng Đức Chúa Trời đang dệt nên mục đích của Ngài cho cuộc đời bạn.

Gióp nói: ‘Chúa ban cho con sự sống và tình thương; Sự chăm sóc của Ngài gìn giữ tâm linh con’ (Gióp 10:12). Mọi thứ xảy ra trên thế giới này đều nằm trong phạm vi hoạt động của Đức Chúa Trời. “Sự quan phòng” có nghĩa là sự thấy trước của Đức Chúa Trời: cách Ngài lường trước và chuẩn bị cho tương lai. ‘Sự quan phòng’ là cách Thiên Chúa hướng dẫn và lèo lái lịch sử nhân loại – Ngài hiện diện và hoạt động trên thế giới – duy trì và cai trị nó.

Đó cũng là cách Ngài hướng dẫn và chèo lái cuộc sống của bạn một cách cá nhân và mật thiết. Chúa có một kế hoạch cụ thể, duy nhất dành cho bạn. Đôi khi ý nghĩ này khiến người ta lo lắng: nhỡ đâu họ làm mọi thứ rối tung lên và ý muốn của Đức Chúa Trời không được hoàn thành. Nhưng đó không phải là vấn đề. Ngay cả những sai lầm của bạn, Ngài cũng sử dụng cho mục đích tốt. Trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống và những biến cố đang diễn ra quanh bạn, bạn có thể tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa.

Khôn ngoan

Thi Thiên 72:1-20

Sự trị vì của vua công chính

Thi Thiên của Sa-lô-môn
1 Lạy Đức Chúa Trời, xin ban cho vua công lý của Ngài,
   Và ban cho vương tử đức công chính của Ngài.
  2 Người sẽ phán xét dân Ngài một cách ngay thẳng,
   Phân xử kẻ nghèo khổ một cách công minh. \t   3 Nguyện các núi đem lại sự thịnh vượng,
   Và các đồi đem công chính cho dân chúng.
  4 Vua sẽ phán xét kẻ khốn cùng trong dân chúng,
   Giải cứu người thiếu thốn
   Và chà nát kẻ áp bức.
  5 Hễ mặt trời, mặt trăng tồn tại bao lâu
   Thì người sẽ sống bấy lâu, và cho đến muôn đời.
  6 Nguyện vua sẽ như mưa rơi trên cỏ mới phát
   Giống như trận mưa rào tưới đều đất đai.
  7 Trong thời trị vì của vua, sự công chính hưng thịnh,
   Và cảnh thái bình sẽ kéo dài cho đến khi mặt trăng không còn chiếu sáng nữa.

  8 Người sẽ cai trị từ biển nầy tới biển kia,
   Từ Sông cho đến cùng trái đất.
  9 Những người sống trong hoang mạc sẽ quỳ lạy trước mặt vua,
   Còn kẻ thù của vua sẽ liếm bụi đất.
  10 Các vua Ta-rê-si và những cù lao
   Sẽ triều cống cho vua.
  Vua Sa-ba và vua Sê-ba
   Sẽ mang quà đến tặng vua.
  11 Nguyện tất cả các vua sẽ sấp mình xuống trước mặt vua;
   Mọi nước sẽ phục vụ vua.

  12 Vì vua sẽ giải cứu kẻ thiếu thốn khi họ kêu cầu
   Và cứu giúp người khốn cùng không có ai giúp đỡ.
  13 Vua sẽ thương xót người thiếu thốn và kẻ thấp hèn
   Và cứu mạng sống của người thiếu thốn.
  14 Vua sẽ cứu đời họ khỏi cảnh áp bức và bạo tàn;
   Huyết của họ là quý báu dưới mắt vua.

  15 Nguyện vua được trường thọ!
   Và thiên hạ sẽ dâng vàng Sa-ba cho vua,
  Nguyện người ta sẽ cầu nguyện cho vua luôn luôn.
   Và hằng ngày chúc phước cho vua.
  16 Nguyện ngũ cốc sẽ dư dật trên đất
   Và trên các đỉnh núi;
   Nguyện bông trái của nó nhiều như cây rừng Li-ban,
  Còn người ở thành thị sẽ hưng thịnh
   Như cỏ của đất.
  17 Nguyện danh vua sẽ còn mãi mãi,
   Mặt trời còn đến chừng nào thì danh vua sẽ tồn tại chừng nấy;
\t   Người ta sẽ nhân danh vua mà chúc phước nhau!
   Mọi nước đều sẽ coi vua là có phước.

  18 Đáng ca ngợi Giê-hô-va Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên.    Chỉ một mình Ngài làm những việc diệu kỳ!
  19 Đáng ca ngợi danh vinh quang Ngài đến đời đời!
   Nguyện khắp trái đất được đầy vinh quang của Ngài!
   A-men! A-men!

  20 Các bài cầu nguyện của Đa-vít con trai Y-sai đến đây kết thúc.

Bình luận

Sự quan phòng và Lời cầu nguyện

Lời cầu nguyện của bạn tạo nên sự khác biệt. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của chính bạn mà còn có thể ảnh hưởng đến tiến trình của lịch sử.

Làm thế nào sự quan phòng và lời cầu nguyện làm việc với nhau là một bí ẩn. Theo một cách phi thường nào đó, những lời cầu nguyện của bạn ảnh hưởng đến kết quả của các sự kiện. Thiên Chúa có chủ quyền và thực hiện mục đích của Ngài xuyên suốt lịch sử. Tuy nhiên, Chúa có bao gồm cả bạn trong quá trình này.

Thi thiên này là lời cầu nguyện của Đa-vít cho con trai và người kế vị của ông, Vua Sa-lô-môn. Đó là một lời nhắc nhở mạnh mẽ về sự kêu gọi cao cả của chàng. Tuy nhiên, nó vượt xa những gì con người có thể đạt được. Chẳng hạn, ‘Hễ mặt trời, mặt trăng tồn tại bao lâu Thì người sẽ sống bấy lâu, và cho đến muôn đời’ (c.5). Triều đại của vua là vĩnh cửu và phổ quát (c.8). Cuối cùng, điều đó chỉ được ứng nghiệm nơi Đấng Mê-si, Con Đức Chúa Trời, Chúa Giê-su Christ.

Thi thiên này là lời cầu nguyện chúc phước cho nhà vua và nhờ ông mà toàn dân sẽ được ‘thịnh vượng’ (c.3). Người lãnh đạo tốt sẽ quan tâm đến nghèo đói và công lý: ‘Vua sẽ phán xét kẻ khốn cùng trong dân chúng, Giải cứu người thiếu thốn Và chà nát kẻ áp bức’ (c.4). Đó cũng là lời cầu nguyện rằng trong chính sách đối ngoại của vua ‘Người ta sẽ nhân danh vua mà chúc phước nhau! Mọi nước đều sẽ coi vua là có phước’ (c.17).

Đa-vít nói: ‘Nguyện người ta sẽ cầu nguyện cho vua luôn luôn. Và hằng ngày chúc phước cho vua’ (c.15b). Rõ ràng là phước lành của Đức Chúa Trời dành cho người lãnh đạo sẽ đến khi có người cầu nguyện. Làm thế nào điều này hoạt động thì chúng ta không biết. Tuy nhiên, điều đó cho thấy rằng việc cầu nguyện thực sự tạo nên sự khác biệt. Trong sự quan phòng của mình, Thiên Chúa nhận lời cầu nguyện của bạn và sử dụng chúng để mang lại phước lành.

Cầu nguyện

Lạy Chúa, cảm ơn Chúa vì lời cầu nguyện có thể tạo nên sự khác biệt. Con cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo của chúng con mà Ngài đã đặt trên chúng con. Xin Chúa ban cho họ ân điển và sự khôn ngoan. Xin Chúa làm phong phú cuộc sống của họ để họ có thể trở thành nguồn sức mạnh và cảm hứng, đồng thời để mọi dân ca ngợi và tôn vinh Ngài.
Tân ước

Công vụ 7:20-43

20 Vào thời điểm đó, Môi-se ra đời, khôi ngô tuấn tú trước mặt Chúa và được nuôi tại nhà mình trong ba tháng. 21 Khi Môi-se bị đem đi bỏ thì được con gái Pha-ra-ôn nhận làm con và nuôi dưỡng như con ruột mình. 22 Môi-se được học tất cả sự khôn ngoan của người Ai Cập; ông có năng lực trong cả lời nói lẫn việc làm.

23 Lúc được bốn mươi tuổi, ông nẩy sinh ý định đi thăm các anh em mình là con cái của Y-sơ-ra-ên. 24 Khi thấy một người trong họ bị đối xử bất công, Môi-se liền bênh vực người bị hà hiếp và đánh chết người Ai Cập đó để báo thù. 25 Ông tưởng anh em mình hiểu rằng Đức Chúa Trời dùng tay mình giải cứu họ, nhưng họ không hiểu. 26 Ngày hôm sau, khi họ đang đánh lộn với nhau thì ông đến gần và giải hòa: ‘Nầy các anh, đã là anh em, sao lại xử tệ với nhau như thế?’

27 Kẻ đang ức hiếp người lân cận mình xô Môi-se ra và nói: ‘Ai đã lập anh làm người cai trị và làm quan tòa của chúng tôi? 28 Anh cũng muốn giết tôi như đã giết tên Ai Cập hôm qua sao?’ 29 Môi-se vừa nghe lời đó thì chạy trốn và đến cư trú trong xứ Ma-đi-an. Ở đó, ông sinh được hai con trai.

30 Bốn mươi năm sau, một thiên sứ hiện ra với ông trong ngọn lửa nơi bụi gai đang cháy tại hoang mạc núi Si-na-i. 31 Môi-se thấy và kinh ngạc trước cảnh dị thường ấy nên tiến lại gần để xem cho rõ hơn thì ông nghe tiếng Chúa phán: 32 ‘Ta là Đức Chúa Trời của tổ phụ con, Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, của Y-sác và của Gia-cốp.’ Môi-se run sợ, chẳng dám nhìn.

33 Chúa lại phán: ‘Hãy cởi dép khỏi chân con vì chỗ con đang đứng là đất thánh. 34 Ta đã thấy rõ cảnh khốn khổ của dân Ta tại Ai Cập và đã nghe tiếng thở than của họ nên xuống giải cứu họ. Bây giờ hãy đến, Ta sẽ sai con đến Ai Cập.’

35 Chính Môi-se nầy là người họ đã từ chối và nói: ‘Ai đã lập ông làm người cai trị và quan tòa?’, thì nay Đức Chúa Trời đã sai ông làm người lãnh đạo và vị cứu tinh bởi một thiên sứ đã hiện ra với ông trong bụi gai. 36 Ông đã đem họ ra, làm những phép mầu, dấu lạ trong xứ Ai Cập, trên Biển Đỏ, và nơi hoang mạc trong bốn mươi năm.

37 Chính Môi-se nầy đã nói với con dân Y-sơ-ra-ên: ‘Đức Chúa Trời sẽ dấy lên trong vòng đồng bào của các anh em một nhà tiên tri giống như tôi.’ 38 Chính ông là người đã ở giữa hội chúng tại nơi hoang mạc cùng với thiên sứ, đấng phán với ông trên núi Si-na-i và với các tổ phụ chúng ta; và ông cũng nhận lấy những lời sự sống để trao lại cho chúng ta.

39 Nhưng các tổ phụ chúng ta không chịu vâng lời ông, gạt ông ra và hướng lòng mình về Ai Cập. 40 Họ bảo A-rôn: ‘Xin hãy làm các thần đi trước chúng tôi vì về phần Môi-se là người đã dẫn chúng ta ra khỏi Ai Cập, chúng tôi không biết điều gì đã xảy đến cho ông ấy rồi.’ 41 Trong những ngày đó, họ đúc một tượng bò con, dâng tế lễ cho hình tượng đó và vui mừng về công việc do tay mình làm nên. 42 Vì vậy, Đức Chúa Trời đã ngoảnh mặt với họ và phó mặc họ thờ lạy thiên binh, như có chép trong các sách tiên tri rằng:

  ‘Hỡi nhà Y-sơ-ra-ên, có phải các ngươi đã dâng sinh tế và lễ vật cho Ta
   Trong bốn mươi năm ở nơi hoang mạc không?
  43 Thế mà các ngươi lại khiêng kiệu của thần Mo-lóc,
   Và ngôi sao của thần Rom-phan,
   Tức là những hình tượng mà các ngươi làm ra để thờ.
  Vì vậy, Ta cũng sẽ đày các ngươi qua bên kia Ba-by-lôn.’

Bình luận

Sự quan phòng và lời tiên tri

Trong phân đoạn này, chúng ta thấy cách phi thường mà Đức Chúa Trời đã hoạch định và chuẩn bị cho sự tái lâm của Chúa Giê-su. Thiên Chúa trong sự quan phòng của mình thấy trước tương lai, và do đó, Ngài lường trước và chuẩn bị cho tương lai và điều hướng nó. Do đó, bạn có thể tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa trong mọi biến cố và hoàn cảnh của cuộc đời bạn.

Bài phát biểu của Ê-tiên nhắc lại những cách mà Đức Chúa Trời đã hướng dẫn và theo dõi lịch sử của Y-sơ-ra-ên, và qua đó chuẩn bị cho sự tái lâm của Chúa Giê-su. Trong phần này, ông đặc biệt tập trung vào Môi-se.

Môi-se đã nói rằng Đức Chúa Trời sẽ dấy lên một nhà tiên tri giống như Môi-se (Phục Truyền Luật Lệ Ký 18:15). Phi-e-rơ đã áp dụng điều này cho Chúa Giê-su (Công vụ 3:22–23). Bây giờ Sê-tiên cũng làm như vậy. Ông nói, ‘Chính Môi-se nầy đã nói với con dân Y-sơ-ra-ên: ‘Đức Chúa Trời sẽ dấy lên trong vòng đồng bào của các anh em một nhà tiên tri giống như tôi”’ (7:37).

Môi-se là một 'hình mẫu' của Đấng Christ. Ông phản chiếu Chúa và dọn đường cho Ngài. Có ít nhất mười lăm điểm tương đồng giữa Môi-se và Chúa Giê-su:

  1. Giống như Chúa Giê-su, Môi-se “khôi ngô tuấn tú” (c.20). Hoàn cảnh xung quanh sự ra đời của cả Môi-se và Chúa Giê-su đều rất phi thường.

  2. Giống như Chúa Giê-su (Ma-thi-ơ 2:16-17), Môi-se được sinh ra vào thời điểm những đứa trẻ sơ sinh bị giết đi (Công vụ 7:19-21).

  3. Giống như Chúa Giê-su (Lu-ca 2:40), Môi-se được ghi nhận là người khôn ngoan (Công vụ 7:22).

  4. Giống như Chúa Giê-su (Giăng 7:46), Môi-se ‘có năng lực trong cả lời nói lẫn việc làm' (Công vụ 7:22).

  5. Giống như Chúa Giê-su, Môi-se đã có một thời kỳ để chuẩn bị. Chúng ta biết rất ít về ba mươi năm đầu đời của một trong hai người. Cả hai đều trải qua thời gian này để được huấn luyện cho nhiệm vụ phía trước (c.22–23).

  6. Giống như Chúa Giê-su (Giăng 2:16), Môi-se bày tỏ cơn giận công chính trước tội lỗi (Công vụ 7:24). Tuy nhiên, khác với Chúa Giê-su, Môi-se phạm tội. Nhưng Đức Chúa Trời Chúa, trong sự quan phòng của Ngài, thậm chí còn sử dụng sai lầm này.

  7. Giống như Chúa Giê-su (Giăng 1:11), Môi-se được Đức Chúa Trời sai đến để giải cứu dân Ngài, nhưng lúc bấy giờ ông không được công nhận như vậy. ‘Ông tưởng anh em mình hiểu rằng Đức Chúa Trời dùng tay mình giải cứu họ, nhưng họ không hiểu’ (Công vụ 7:25).

  8. Giống như Chúa Giê-su (2 Cô-rinh-tô 5:19), Môi-se nhắm đến sự hòa giải: Môi-se ‘đến gần và giải hòa’ (Công vụ 7:26).

  9. Giống như Chúa Giê-su (Giăng 5:22), Môi-se được mô tả là người cai trị và quan xét. Người ta nói với Môi-se: ‘Ai đã lập anh làm người cai trị và làm quan tòa của chúng tôi?’ (Công vụ 7:27).

  10. Giống như Chúa Giê-su (Lu-ca 3:22), Môi-se nghe thấy tiếng Đức Chúa Trời (Công vụ 7:31).

  11. Giống như Chúa Giê-su (Giăng 1:14; 2:21), Môi-se nhận ra rằng nơi thánh không phải là một địa điểm tôn giáo cụ thể, mà là nơi Đức Chúa Trời hiện diện. Đối với Môi-se, nơi thánh lúc này là bụi gai cháy vì ở đây Đức Chúa Trời phán: ‘chỗ con đang đứng là đất thánh’ (Công vụ 7:33).

  12. Giống như Chúa Giê-su (Giăng 8:36), Môi-se giải phóng dân chúng khỏi sự áp bức (Công vụ 7:34).

  13. Giống như Chúa Giê-su (4:11), Môi-se bị chính dân của ông hiểu lầm và chối bỏ: ‘Môi-se người họ đã từ chối... gạt ông ra’ (7:35,39).

  14. Giống như Chúa Giê-su (2 Cô-rinh-tô 1:10), Môi-se đã thành công trong việc giải cứu dân tộc của mình. Môi-se ‘dẫn họ ra khỏi Ai Cập’ (Công vụ 7:36).

  15. Giống như Chúa Giê-su (2:36), sự bị khước từ của Môi-se dẫn đến sự phán xét của Đức Chúa Trời, nhưng cuối cùng dẫn đến chiến thắng (7:42). Như sứ đồ Phi-e-rơ đã nói vào ngày Lễ Ngũ Tuần, 'Đức Chúa Jêsus nầy, Đấng mà anh em đã đóng đinh trên thập tự giá, đã được Đức Chúa Trời tôn làm Chúa và Đấng Christ' (2:36).

Cầu nguyện

Lạy Chúa, cảm ơn Chúa vì Ngài đã thực thi các mục đích của Ngài cách đáng kinh ngạc xuyên suốt lịch sử và qua các nhà tiên tri của Chúa như Môi-se. Hôm nay, con tín thác vào sự quan phòng của Chúa trên mọi biến cố và hoàn cảnh trong cuộc đời con.
Cựu Ước

2 Sa-mu-ên 16:15-18:18

Hu-sai và A-hi-tô-phe ở với Áp-sa-lôm tại Giê-ru-sa-lem

15 Trong lúc đó, Áp-sa-lôm và tất cả người Y-sơ-ra-ên đều đã vào Giê-ru-sa-lem, và A-hi-tô-phe theo người. 16 Khi Hu-sai người Ạt-kít, cố vấn của Đa-vít, đến với Áp-sa-lôm thì tung hô: “Đức vua vạn tuế! Đức vua vạn tuế!”

17 Áp-sa-lôm hỏi Hu-sai: “Đây là cách ngươi tỏ lòng trung thành với bạn ngươi đó sao? Tại sao ngươi không đi theo bạn ngươi?” 18 Hu-sai trả lời Áp-sa-lôm: “Không, tôi sẽ thuộc về người được Đức Giê-hô-va và được toàn dân Y-sơ-ra-ên lựa chọn, và tôi sẽ ở với người ấy. 19 Hơn nữa, tôi sẽ phục vụ ai? Không phải là phục vụ con của người ấy sao? Tôi đã phục vụ thân phụ của bệ hạ thể nào, thì tôi cũng sẽ phục vụ bệ hạ thể ấy.”

20 Áp-sa-lôm bảo A-hi-tô-phe: “Các ngươi hãy bàn nhau xem chúng ta phải làm gì?” 21 A-hi-tô-phe nói với Áp-sa-lôm: “Bệ hạ hãy đến nằm cùng các cung phi mà vua cha đã để lại giữ cung điện. Khi toàn thể Y-sơ-ra-ên hay rằng bệ hạ đã làm cho vua cha ghét bệ hạ, thì tay của tất cả những người ở với bệ hạ sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.” 22 Người ta căng lều cho Áp-sa-lôm trên mái bằng cung điện, rồi Áp-sa-lôm đến nằm cùng các cung phi của cha mình. Mọi người Y-sơ-ra-ên đều biết việc nầy.

23 Trong thời ấy, lời bàn của A-hi-tô-phe đưa ra được xem như lời phán của chính Đức Chúa Trời khi người ta cầu hỏi Ngài. Tất cả lời bàn của A-hi-tô-phe đều có giá trị như thế đối với cả Đa-vít lẫn Áp-sa-lôm.

Hu-sai làm hỏng kế hoạch của A-hi-tô-phe

17

1 A-hi-tô-phe lại nói với Áp-sa-lôm: “Xin để tôi tuyển mười hai nghìn quân, và tôi sẽ lên đường đuổi theo Đa-vít ngay đêm nay. 2 Tôi sẽ tấn công trong lúc ông ấy đang mệt mỏi, chán nản, và làm cho ông ấy kinh khiếp; tất cả những người theo ông ấy sẽ chạy trốn, và tôi sẽ giết một mình nhà vua mà thôi. 3 Như vậy, tôi sẽ đưa toàn dân trở về với bệ hạ. Cái chết của người mà bệ hạ đang truy tìm sẽ làm cho mọi người quay về với bệ hạ, và tất cả dân chúng sẽ được yên ổn.” 4 Áp-sa-lôm và tất cả trưởng lão Y-sơ-ra-ên đều hài lòng với kế hoạch nầy.

5 Nhưng Áp-sa-lôm nói: “Hãy gọi Hu-sai, người Ạt-kít, đến để chúng ta cũng nghe ý kiến của ông ấy nữa.” 6 Khi Hu-sai đến, Áp-sa-lôm nói với ông: “A-hi-tô-phe đã nói như vậy, chúng ta có nên làm theo lời ông ấy không? Nếu không, ông cho biết ý kiến.” 7 Hu-sai nói với Áp-sa-lôm: “Lần nầy, kế hoạch của A-hi-tô-phe không được hay.” 8 Hu-sai nói tiếp: “Bệ hạ đã biết vua cha và các thuộc hạ người là những dũng sĩ; lòng họ đang cay đắng như gấu mẹ mất con trong rừng. Hơn nữa, vua cha là một chiến sĩ đầy kinh nghiệm, người sẽ không nghỉ đêm với quân lính đâu. 9 Lúc nầy, chắc người đang ẩn núp trong hầm hố hay một nơi nào đó. Nếu ngay trận đầu, một số quân ta bị thương vong, thì bất cứ ai nghe cũng sẽ nói: ‘Phe của Áp-sa-lôm đã bị đánh bại.’ 10 Khi ấy, ngay cả người can đảm nhất, dù có gan như sư tử cũng phải khiếp sợ, vì toàn thể Y-sơ-ra-ên biết rằng thân phụ của bệ hạ là một người anh hùng, và các thuộc hạ đều là những người dũng cảm.

11 Vậy, tôi bàn thế nầy: Hãy cho tập hợp chung quanh bệ hạ toàn thể Y-sơ-ra-ên, từ Đan cho đến Bê-e Sê-ba, đông như cát biển, rồi bệ hạ sẽ thân hành cầm quân ra trận. 12 Chúng ta sẽ tiến đánh Đa-vít bất cứ nơi nào người bị phát hiện, và chúng ta sẽ bủa vây người như sương rơi trên đất; như thế, người và tất cả thuộc hạ không một ai sống sót. 13 Nếu người rút vào một thành nào, thì toàn thể Y-sơ-ra-ên sẽ đem dây thừng đến, và chúng ta sẽ kéo đổ thành đó xuống thung lũng đến nỗi người ta không còn tìm thấy một viên sỏi nào ở đó.” 14 Áp-sa-lôm và tất cả người Y-sơ-ra-ên đều nói: “Kế hoạch của Hu-sai, người Ạt-kít, hay hơn kế hoạch của A-hi-tô-phe.” Vì Đức Giê-hô-va đã quyết định làm hỏng kế hoạch của A-hi-tô-phe, để đem tai họa đến cho Áp-sa-lôm.

Đa-vít được mật báo và trốn thoát

15 Bấy giờ, Hu-sai nói với các thầy tế lễ Xa-đốc và A-bia-tha: “A-hi-tô-phe đã bàn thế nầy thế nầy với Áp-sa-lôm và các trưởng lão Y-sơ-ra-ên, còn tôi thì bàn thế kia thế kia. 16 Vậy bây giờ, hãy lập tức sai người báo tin cho Đa-vít: ‘Xin bệ hạ đừng nghỉ đêm tại những chỗ qua sông vào hoang mạc, mà phải qua sông ngay; nếu không, bệ hạ và tất cả những người đi theo sẽ bị tiêu diệt.’”

17 Giô-na-than và A-hi-mát đang đứng chờ tin tại Ên Rô-ghên, họ không vào thành vì sợ bị phát hiện. Một đầy tớ gái đến đưa tin cho họ để họ báo lại cho vua Đa-vít. 18 Nhưng có một thanh niên thấy họ và báo cho Áp-sa-lôm. Hai người vội vàng đi và đến nhà một người ở Ba-hu-rim. Người nầy có một cái giếng trong sân, và họ xuống đó. 19 Vợ của người nầy lấy một tấm bố trải trên miệng giếng, rồi rải thóc lên trên để không ai nghi ngờ gì cả.

20 Các thuộc hạ của Áp-sa-lôm đến nhà người phụ nữ nầy và hỏi: “A-hi-mát và Giô-na-than ở đâu?”

Bà trả lời: “Họ đã qua suối rồi.” Chúng đi tìm nhưng không gặp, nên trở về Giê-ru-sa-lem.

21 Sau khi chúng đi rồi, A-hi-mát và Giô-na-than lên khỏi giếng và đi báo tin cho vua Đa-vít. Họ nói với Đa-vít: “Xin bệ hạ trỗi dậy và nhanh chóng qua sông, vì A-hi-tô-phe đã bàn mưu như thế nầy, thế nầy chống lại bệ hạ.” 22 Đa-vít và tất cả những người theo vua đều trỗi dậy qua sông Giô-đanh. Vừa rạng đông, không còn một ai chưa qua sông Giô-đanh.

A-hi-tô-phe chết. – Đa-vít tại Ma-ha-na-im

23 Khi A-hi-tô-phe thấy người ta không làm theo kế hoạch của mình thì thắng lừa lên đường trở về nhà ở trong thành của mình. Sau khi sắp xếp việc nhà xong, ông treo cổ tự tử. Người ta chôn ông trong mộ của cha ông.

24 Trong khi Đa-vít đi đến Ma-ha-na-im thì Áp-sa-lôm cùng với tất cả người Y-sơ-ra-ên theo ông qua sông Giô-đanh. 25 Áp-sa-lôm chỉ định A-ma-sa làm tổng tư lệnh quân đội thay thế Giô-áp. A-ma-sa là con trai của một người Y-sơ-ra-ên tên là Gít-ra, là người đã ăn ở với A-bi-ga-in, con gái của Na-hách, và là chị của Xê-ru-gia, mẹ của Giô-áp. 26 Y-sơ-ra-ên và Áp-sa-lôm đóng trại tại đất Ga-la-át.

27 Khi Đa-vít đã đến Ma-ha-na-im thì Sô-bi, con của Na-hách, từ thành Ráp-ba của người Am-môn, với Ma-ki, con của A-mi-ên, từ thành Lô Đê-ba, và Bát-xi-lai người Ga-la-át, từ thành Rô-ghê-lim, 28 đem giường, bát đĩa, chậu gốm, lúa mì, lúa mạch, bột mì, hột rang, đậu, đậu lăng, và các thứ hột rang khác, 29 mật ong, sữa đông, chiên, và phó mát lấy từ sữa bò, đến cho Đa-vít và những người đi theo vua dùng. Vì họ nói rằng: “Dân chúng đã đói khát và mệt mỏi trong hoang mạc.”

Áp-sa-lôm thất trận và chết

18
1 Đa-vít điểm quân số theo mình, rồi chỉ định những chỉ huy trưởng đơn vị một nghìn quân và một trăm quân. 2 Vua sai quân lính đi: một phần ba dưới quyền chỉ huy của Giô-áp, một phần ba dưới quyền chỉ huy của A-bi-sai, con của Xê-ru-gia, em của Giô-áp, và một phần ba dưới quyền chỉ huy của Y-tai, người Gát. Vua nói với quân lính: “Ta sẽ đích thân ra trận với các ngươi.”

3 Nhưng quân lính thưa: “Bệ hạ không nên ra trận. Vì nếu chúng tôi phải chạy trốn thì kẻ thù sẽ không quan tâm đến chúng tôi, ngay cả nếu phân nửa chúng tôi có chết đi thì chúng cũng không để ý đến; nhưng bệ hạ đáng giá bằng mười nghìn lần chúng tôi. Vậy bây giờ, tốt hơn là bệ hạ cứ ở trong thành để tiếp viện chúng tôi.”

4 Vua nói với họ: “Ta sẽ làm điều các ngươi cho là tốt nhất.”

Rồi vua đứng bên cổng thành, trong khi toàn thể quân lính kéo ra từng đơn vị hàng trăm và hàng nghìn. 5 Vua truyền lệnh cho Giô-áp, A-bi-sai, và Y-tai: “Hãy vì ta mà nhẹ tay với chàng trẻ tuổi Áp-sa-lôm.” Toàn thể quân lính đều nghe lệnh vua truyền cho các tướng chỉ huy về Áp-sa-lôm.

6 Quân lính kéo ra cánh đồng nghênh chiến với Y-sơ-ra-ên. Cuộc giao tranh xảy ra trong rừng Ép-ra-im. 7 Tại đó, quân Y-sơ-ra-ên bị các thuộc hạ của Đa-vít đánh bại. Số thương vong rất lớn. Hôm ấy, có hai mươi nghìn người bị giết. 8 Cuộc chiến lan rộng khắp mọi miền; trong ngày đó, số người chết trong rừng sâu nhiều hơn là chết vì gươm.

9 Tình cờ, các đầy tớ của Đa-vít bắt gặp Áp-sa-lôm đang cưỡi một con la chạy dưới những cành cây chằng chịt của một cây thông lớn. Đầu Áp-sa-lôm bị vướng vào cây thông; ông bị treo lơ lửng, trong khi con la cứ tiếp tục chạy.

10 Có một người trông thấy và báo tin cho Giô-áp: “Nầy, tôi vừa thấy Áp-sa-lôm bị treo trên một cây thông.”

11 Giô-áp nói với người báo tin: “Cái gì! Ngươi thấy hắn à, thế sao không đánh hạ hắn xuống đất ngay tại chỗ đi? Như thế, hẳn ta đã thưởng cho ngươi mười miếng bạc và một cái thắt lưng.”

12 Nhưng người ấy nói với Giô-áp: “Cho dù người ta đặt vào tay tôi một nghìn miếng bạc, tôi cũng không dám ra tay trên hoàng tử; vì chính tai chúng tôi có nghe vua truyền lệnh cho ông, cho A-bi-sai và Y-tai, rằng: ‘Dù sao các ngươi cũng hãy bảo vệ chàng trẻ tuổi Áp-sa-lôm.’ 13Mặt khác, nếu tôi lấy lòng bất trung mà giết hoàng tử thì không có điều nào giấu được vua, và chính ông là người sẽ tố cáo” tôi.

14 Giô-áp nói: “Ta không mất thì giờ với ngươi như thế nữa đâu.” Rồi ông cầm ba cây lao trong tay, đến đâm vào tim của Áp-sa-lôm trong lúc người đang còn sống và bị treo trên cây thông. 15 Mười thanh niên mang khí giới của Giô-áp vây quanh và đánh chết Áp-sa-lôm.

16 Sau đó, Giô-áp thổi kèn và quân lính không đuổi theo quân Y-sơ-ra-ên nữa, vì Giô-áp ngăn họ lại. 17 Người ta lấy xác Áp-sa-lôm ném vào trong một cái hố rộng trong rừng, rồi chất đá lên trên người thành một đống rất lớn. Trong lúc ấy, tất cả người Y-sơ-ra-ên đều chạy trốn, ai về nhà nấy.

18 Lúc còn sống, Áp-sa-lôm đã dựng một tấm bia trong thung lũng Nhà Vua như một đài kỷ niệm cho mình; vì ông nói: “Ta không có con trai để lưu danh.” Rồi ông lấy tên mình đặt cho tấm bia đó; nó vẫn còn gọi là đài kỷ niệm Áp-sa-lôm cho đến ngày nay.

Bình luận

Sự quan phòng và sự bảo vệ

Bạn có thể tin cậy Chúa về tương lai, gia đình, hội thánh và quốc gia của bạn. Toàn bộ vũ trụ nằm trong tay Ngài và Ngài đang thực thi các đường lối của Ngài.

Đức Chúa Trời đang làm việc thông qua tất cả các sự kiện của con người được mô tả ở đây.

Lời khuyên của A-hi-tô-phe như ‘lời phán của chính Đức Chúa Trời khi người ta cầu hỏi Ngài’ (16:23). Nếu muốn đưa ra bất kỳ lời khuyên nào có giá trị, chúng ta phải là những người hỏi trước Chúa về những gì Chúa đang làm và ý muốn của Ngài là gì.

Nếu Áp-sa-lôm làm theo lời khuyên của A-hi-tô-phên, thì đó sẽ là một tai họa cho Đa-vít. Thay vào đó, Áp-sa-lôm chọn phớt lờ lời khuyên khôn ngoan của A-hi-tô-phe và nghe theo lời khuyên tồi của Hu-sai.

Chúng ta thấy sự quan phòng ân cần và bảo vệ của Đức Chúa Trời dành cho Đa-vít như thế nào: ‘Vì Đức Giê-hô-va đã quyết định làm hỏng kế hoạch của A-hi-tô-phe’ (17:14). Đây là câu trả lời cho tinh thần của lời cầu nguyện của Đa-vít.

Ở đây chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời là bàn tay ẩn giấu và là người cai trị lịch sử. David và tất cả những người khác tham gia vào vở kịch đều có quyền lực to lớn và quyền tự do hành động. Nhưng họ không được tự do hành động như thể Chúa không có ở đó.

Cầu nguyện

Cảm ơn Chúa vì Ngài tể trị trên lịch sử nhân loại. Ngài trị vì và cai trị vũ trụ này. Cảm ơn Chúa vì trong mọi việc, *kể cả những lỗi lầm* của chúng con, Chúa đều làm ích cho những người yêu mến Ngài và những người đã được kêu gọi theo mục đích của Ngài (Rô-ma 8:28).

Pippa chia sẻ

2 Sa-mu-ên 16:15–18:18

Trong Sa-mu-ên 16, chúng ta thấy rằng Áp-sa-lôm có một vấn đề. Nhưng đó là gì? Chàng đã có mọi thứ! Anh đẹp trai, giàu có và quyền lực. Làm thế nào anh ta lại muốn giết cha mình? Anh ấy tức giận trước cách xử lý Am-nôn của Đa-vít. Anh kiêu ngạo, đố kị và ghen tị. Vì hành động của Áp-sa-lôm mà 20.000 người đã chết (18:7). Sự tức giận của một người có thể gây ra rất nhiều thiệt hại. Thái độ của chúng ta ảnh hưởng đến cuộc sống của những người xung quanh chúng ta. Chúng ta có thể gieo hận thù hoặc chúng ta có thể gieo yêu thương.

Câu kinh thánh trong ngày

Công Vụ Các Sứ Đồ 7:33–34, bản dịch MSG

'Hạ mình và kêu cầu...hãy chuẩn bị sẵn sàng; Ta đang sai con đi'

reader

App

Tải xuống ứng dụng Kinh Thánh Trong Một Năm dành cho thiết bị iOS hoặc Android và đọc theo mỗi ngày.

reader

Email

Đăng ký ngay bây giờ để nhận Kinh thánh trong một năm trong hộp thư đến của bạn mỗi sáng. Bạn sẽ nhận được một email mỗi ngày.

Sign up now
reader

Website

Bắt đầu đọc sự tận tâm của ngày hôm nay ngay tại đây trên trang web BiOY.

Read now
reader

Book

Kinh thánh trong một năm bình luận có sẵn như là một cuốn sách.

Tham khảo

Trừ khi có quy định khác, các trích dẫn Kinh thánh được lấy từ Kinh thánh, Phiên bản quốc tế mới được Anh hóa, Bản quyền © 1979, 1984, 2011 Biblica, trước đây là Hiệp hội Kinh thánh Quốc tế. Được sử dụng dưới sự cho phép của Hodder & Stoughton Publishers, một công ty của Hachette UK. Đã đăng ký Bản quyền. 'NIV' là nhãn hiệu đã đăng ký của Biblica. Nhãn hiệu Vương quốc Anh số 1448790.

Thánh Kinh được đánh dấu (MSG) lấy từ The Message. Bản quyền © 1993, 1994, 1995, 1996, 2000, 2001, 2002. Được sử dụng dưới sự cho phép của NavPress Publishing Group.

Change Language

Bible in One Year is available in the following languages:

This website stores data such as cookies to enable necessary site functionality and analytics. Find out more