Lo lắng và bình an
Giới thiệu
Sự lo lắng có thể cướp đi niềm vui cuộc sống của bạn. Nguyên nhân gây lo lắng có rất nhiều: vấn đề sức khỏe, công việc (hoặc thất nghiệp), tài chính (nợ, hóa đơn chưa thanh toán, v.v.) và nhiều thứ khác nữa. Đại dịch toàn cầu đã làm tăng mức độ lo lắng lên rất nhiều. Đôi khi chúng ta cần sự hỗ trợ chuyên môn hoặc trợ giúp y tế. Một số nguyên nhân gây lo lắng lớn nhất là những nguyên nhân được đề cập trong đoạn Tân Ước hôm nay: các mối quan hệ, hôn nhân (hoặc không kết hôn), tình dục (hoặc không), độc thân và ly hôn.
Trong phân đoạn Cựu Ước, sách Truyền đạo gợi ý rằng phần lớn nỗi lo lắng mà chúng ta trải qua là do một điều gì đó sâu sắc hơn gây ra. Điều này có thể được mô tả là sự lo lắng về những điều hư không. Giữa tất cả những điều này, bạn được mời gọi ‘sống trong hòa bình’ (I Cô-rinh-tô 7:15).
Thi Thiên 94:12-23
12Lạy Đức Giê-hô-va, phước cho người nào được Ngài sửa phạt
Và dạy luật pháp Ngài cho,
13Để ban cho người ấy được an nghỉ trong ngày hoạn nạn,
Cho đến khi hầm đã đào xong cho kẻ ác.
14Vì Đức Giê-hô-va không lìa con dân Chúa,
Cũng chẳng bỏ cơ nghiệp Ngài.
15Công lý sẽ trở về với người công chính,
Và tất cả người nào có lòng ngay thẳng sẽ đi theo điều ấy.
16Ai sẽ vì con đứng lên, chống lại kẻ dữ?
Ai sẽ đứng dậy bênh vực con, chống lại kẻ bạo tàn?
17Nếu Đức Giê-hô-va không giúp đỡ con,
Thì linh hồn con đã sớm về miền đất im lặng rồi.
18Lạy Đức Giê-hô-va, khi con nói: “Chân con vấp ngã”
Thì lòng nhân từ Ngài nâng đỡ con.
19Khi lòng con đầy ưu tư lo lắng
Thì sự an ủi của Ngài làm cho linh hồn con vui vẻ.
20Bọn thống trị độc ác dùng sắc luật làm cho dân tình khốn khổ
Lẽ nào Ngài liên minh với chúng?
21Chúng hiệp lại để hại mạng sống người công chính
Và kết án tử hình kẻ vô tội.
22Nhưng Đức Giê-hô-va là đồn lũy của con,
Đức Chúa Trời là vầng đá bảo vệ con.
23Ngài sẽ báo trả chúng vì bạo lực của chúng,
Và hủy diệt chúng vì tính độc ác của chúng;
Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng con sẽ hủy diệt chúng.
Bình luận
Hãy thưa với Chúa về những lo lắng của bạn
Bạn có biết cảm giác lòng 'đầy ưu tư lo lắng' là như thế nào không (c.19a)?
Chắc chắn người viết Thi Thiên biết rõ cảm giác này. Ông viết, Chúa 'ban cho người ấy được an nghỉ trong ngày hoạn nạn, cho đến khi hầm đã đào xong cho kẻ ác.… Lạy Đức Giê-hô-va, khi con nói: “Chân con vấp ngã”, thì lòng nhân từ Ngài nâng đỡ con. Khi lòng con đầy ưu tư lo lắng thì sự an ủi của Ngài làm cho linh hồn con vui vẻ’ (c.13a,18–19).
Ông nói tiếp: ‘Nhưng Đức Giê-hô-va là đồn lũy của con, Đức Chúa Trời là vầng đá bảo vệ con’ (c.22).
Khi bị bao vây bởi sự lo lắng tột độ, hãy hướng về Chúa để được giúp đỡ. ‘Khi lòng con đầy ưu tư lo lắng thì sự an ủi của Ngài làm cho linh hồn con vui vẻ' (c.19). Trong tình yêu của Chúa, chúng ta tìm thấy sự nhẹ nhõm, an ủi và niềm vui. Đức Chúa Trời ban sự 'an nghỉ trong ngày hoạn nạn’ (c.13).
Cầu nguyện
I Cô-rinh-tô 7:1-16
Vấn đề hôn nhân
7 Còn về những vấn đề anh em đã viết trong thư như “đàn ông không lấy vợ là hay hơn.” 2Nhưng để tránh tình trạng gian dâm, mỗi người đàn ông nên có vợ, mỗi người đàn bà nên có chồng. 3Chồng phải làm tròn bổn phận đối với vợ, và vợ đối với chồng cũng vậy. 4Vợ không có quyền trên thân thể mình, mà là chồng; chồng cũng không có quyền trên thân thể mình, mà là vợ. 5Đừng từ chối nhau, trừ phi hai bên thỏa thuận tạm thời, để biệt riêng thì giờ cầu nguyện, nhưng sau đó trở lại với nhau, kẻo Sa-tan thừa lúc anh em thiếu tự chế mà cám dỗ anh em chăng. 6Điều tôi nói đây là sự nhân nhượng chứ không phải là mệnh lệnh. 7Tôi muốn mọi người được như tôi. Nhưng mỗi người được Đức Chúa Trời ban cho ân tứ riêng; người ân tứ nầy, kẻ ân tứ khác. 8Tôi nói với những người còn độc thân và những quả phụ rằng, nếu ở được như tôi thì tốt. 9Nhưng nếu họ không thể tự chế được thì nên lập gia đình, vì thà lập gia đình còn hơn bị dục tình un đốt.
10Đối với những người đã lập gia đình, thì tôi, nhưng không phải tôi mà là Chúa, truyền lệnh nầy: Vợ không được bỏ chồng, 11(nhưng nếu đã bỏ chồng, thì phải ở vậy, hoặc phải làm hòa lại với chồng). Chồng cũng không được ly dị vợ. 12Còn với những người khác thì tôi, không phải là Chúa, nói rằng: Nếu anh em nào có vợ không tin Chúa, nhưng người nầy bằng lòng chung sống với mình, thì người ấy không được ly dị vợ. 13Nếu một phụ nữ có chồng không tin Chúa, nhưng người nầy bằng lòng chung sống với mình, thì người ấy không được ly dị chồng. 14Vì người chồng không tin Chúa sẽ nhờ vợ được thánh hóa; còn người vợ không tin Chúa sẽ nhờ chồng được thánh hóa. Nếu không, thì con cái anh em đã bị ô uế, nhưng hiện nay chúng đều được thánh hóa cả. 15Nếu người không tin Chúa muốn phân rẽ thì cứ để người ấy phân rẽ. Trong trường hợp nầy, anh em hay chị em không bị ràng buộc gì. Vì Đức Chúa Trời đã gọi chúng ta sống trong hòa bình. 16Hỡi người làm vợ, biết đâu chị em lại cứu được chồng mình? Hỡi người làm chồng, biết đâu anh em lại cứu được vợ mình?
Bình luận
Sống bình yên với hoàn cảnh của mình
Bạn có cảm thấy mình đang sống một cuộc sống bình yên không? ‘Vì Đức Chúa Trời đã gọi chúng ta sống trong hòa bình’ (c.15c). Làm thế nào bạn tìm được ‘sự hòa bình’ này? Trong chương này, Phao-lô trình bày cách bạn tìm thấy sự bình an trong các mối quan hệ, hôn nhân, cuộc sống độc thân và sự ly thân. Ông bắt đầu bằng việc đề cập đến bức thư gửi cho của người Cô-rinh-tô: ‘Còn về những vấn đề anh em đã viết trong thư như “đàn ông không lấy vợ là hay hơn”’ (c.1). Ông trả lời, 'Nhưng để tránh tình trạng gian dâm, mỗi người đàn ông nên có vợ, mỗi người đàn bà nên có chồng' (c.2).
Phao-lô đang đối mặt với hai mối nguy hiểm trái ngược nhau: những người nói rằng ‘mọi sự đều hợp pháp’ (xem chương 6) dẫn đến sự vô đạo đức, và những người khổ hạnh nhưng thuộc linh, những người phủ nhận hoàn toàn thân xác. Để đáp lại, Phao-lô trả lời một số câu hỏi:
- Hôn nhân có phải là ý muốn chung của Đức Chúa Trời dành cho dân Ngài không?
Hôn nhân là chuẩn mực của mọi người: ‘... mỗi người đàn ông nên có vợ, mỗi người đàn bà nên có chồng’ (v.2). Ý muốn chung của Đức Chúa Trời là con người kết hôn để chung sống (Sáng thế ký 2:18), sinh sản (Sáng thế ký 1:28) và để thỏa mãn nhau (I Cô-rinh-tô 7:1–5). Độc thân là ngoại lệ. Đó là một sự kêu gọi đặc biệt.
Lý do Phao-lô đưa ra ở đây là vì có 'quá nhiều sự vô đạo đức' (c.2). ‘Nhưng nếu họ không thể tự chế được thì nên lập gia đình, vì thà lập gia đình còn hơn bị dục tình un đốt’ (c.2). Ông đang đối phó với người chống đối mình theo cách riêng của họ. Họ đang phản ứng chống lại sự vô đạo đức và tranh luận về việc không quan hệ tình dục và không kết hôn.
Phao-lô trả lời rằng, cũng như tất cả những lý do tích cực, sự cám dỗ hướng tới sự vô luân là lý do chính đáng để kết hôn.
- Thái độ của Cơ Đốc nhân đối với tình dục trong hôn nhân là gì?
Con đường dẫn tới sự viên mãn thiêng liêng trong hôn nhân không phải là kiêng cữ. Trong hôn nhân có tự do tình dục và bình đẳng giới tính: ‘Chồng phải làm tròn bổn phận đối với vợ, và vợ đối với chồng cũng vậy’ (c.3). Lý do duy nhất để kiêng là cầu nguyện trong thời gian ngắn, nếu hai bên đồng ý, và đó là sự nhượng bộ chứ không phải mệnh lệnh (c.5–6).
- Độc thân hay kết hôn thì tốt hơn?
Phao-lô viết rằng cả hai đều là quà tặng từ Đức Chúa Trời. Cả hai đều tốt (c.7–9). Theo một cách nào đó, tốt nhất (vì lý do sẽ được đưa ra sau) là độc thân: ‘Tôi muốn mọi người được như tôi. Nhưng mỗi người được Đức Chúa Trời ban cho ân tứ riêng; người ân tứ nầy, kẻ ân tứ khác. 8Tôi nói với những người còn độc thân và những quả phụ rằng, nếu ở được như tôi thì tốt' (câu 7–8). Nhưng lập gia đình cũng là một điều tốt (c.9).
- Một Cơ-đốc nhân có nên tìm cách ly dị với một Cơ-đốc nhân khác không?
Nguyên tắc chung của đoạn này, và phần còn lại của Tân Ước, dường như trả lời câu hỏi này, 'Không': 'Đối với những người đã lập gia đình, thì tôi, nhưng không phải tôi mà là Chúa, truyền lệnh nầy: Vợ không được bỏ chồng... Chồng cũng không được ly dị vợ' (câu 10). Tất nhiên, đây là một vấn đề rất phức tạp. (Tôi đã cố gắng xem xét câu hỏi này chi tiết hơn trong cuốn Bài giảng trên núi: Lối sống của Chúa Giê-su, chương 6.)
- Còn mối quan hệ với những người không tin Chúa thì sao?
Phao-lô không khuyến khích một Cơ đốc nhân kết hôn với một người không phải là Cơ đốc nhân (II Cô-rinh-tô 6:14–7:1; I Cô-rinh-tô 7:39). Tuy nhiên, nếu họ đã kết hôn thì lại hoàn toàn khác. Họ không nên tìm cách hủy bỏ bất kỳ mối quan hệ hôn nhân nào hiện có.
Những người chống đối Phao-lô lo lắng rằng việc kết hôn với một người không tin Chúa sẽ làm ô uế cuộc hôn nhân. Câu trả lời của Phao-lô thì ngược lại: ‘Vì người chồng không tin Chúa sẽ nhờ vợ được thánh hóa; còn người vợ không tin Chúa sẽ nhờ chồng được thánh hóa. Nếu không, thì con cái anh em đã bị ô uế, nhưng hiện nay chúng đều được thánh hóa cả’ (c.14).
Nếu người không tin Chúa nhất quyết đòi bỏ đi, và việc bám víu vào hôn nhân sẽ chẳng dẫn đến điều gì ngoài sự thất vọng và căng thẳng, thì người tin Chúa nên để họ ra đi, không phải vì sự trong sạch mà vì 'hòa bình' ( xem c.15).
Cầu nguyện
Truyền đạo 1:1-3:22
Vạn vật đều hư không
1 Lời của người truyền đạo, con trai của Đa-vít, vua tại Giê-ru-sa-lem. 2Người truyền đạo nói:
Hư không của sự hư không,
Hư không của sự hư không! Tất cả đều hư không.
3Con người được ích lợi gì
Khi phải lao khổ nhọc nhằn dưới ánh mặt trời?
4Thế hệ nầy qua đi, thế hệ khác đến,
Nhưng quả đất cứ tồn tại mãi mãi.
5Mặt trời mọc, mặt trời lặn,
Rồi vội vã trở về nơi nó mọc.
6Gió thổi về hướng nam,
Rồi xoay qua hướng bắc;
Gió xoay đi vần lại không ngừng,
Rồi trở về vòng cũ của nó.
7Mọi sông đều đổ vào biển,
Nhưng biển vẫn không đầy;
Nơi mà sông thường chảy vào,
Thì từ đó sông lại tiếp tục chảy ra.
8Muôn vật đều mòn mỏi,
Loài người không thể nói hết được;
Mắt nhìn mãi vẫn không thỏa mãn,
Tai nghe mãi cũng chẳng ích gì.
9Điều gì đã có chính là điều sẽ có,
Điều gì đã làm chính là điều sẽ làm;
Chẳng có điều gì mới ở dưới mặt trời.
10Nếu có điều gì mà người ta nói:
“Hãy xem, cái nầy mới!”
Thật ra điều ấy đã có rồi,
Trong các thời đại trước chúng ta.
11Không ai nhớ đến người thời trước;
Và đối với những người thời sau,
Là những người chưa xuất hiện, cũng vậy,
Những người sau họ cũng không nhớ đến họ.
\t
Sự hư không của khôn ngoan
12Ta là người truyền đạo đã làm vua Y-sơ-ra-ên tại Giê-ru-sa-lem. 13Ta chuyên tâm tìm hiểu và dùng sự khôn ngoan mình để khảo sát mọi việc xảy ra dưới bầu trời. Đó là công việc lao khổ mà Đức Chúa Trời đã giao cho loài người lo thực hiện.
14Ta đã quan sát mọi việc xảy ra dưới ánh mặt trời; kìa, tất cả đều hư không theo luồng gió thổi.
15Cái gì đã cong thì không thể làm cho ngay được,
Và cái gì đã thiếu thì không thể đếm cho đủ.
16Ta tự nhủ: “Nầy, ta đã được sự khôn ngoan hơn tất cả các vua cai trị trước ta tại Giê-ru-sa-lem; thật, ta đã kinh nghiệm nhiều về sự khôn ngoan và tri thức.” 17Ta cũng chuyên tâm học biết sự khôn ngoan, học biết sự ngu dại và điên rồ. Ta nhận thấy điều đó cũng chỉ là theo luồng gió thổi.
18Vì càng nhiều khôn ngoan, càng thêm phiền não,
Ai thêm tri thức là thêm khổ đau.
\t
\t Sự vui sướng, giàu sang và mọi việc đều hư không
2 Ta tự nhủ: “Nầy, ta sẽ thử điều vui sướng và nếm mùi hạnh phúc!” Kìa, điều đó cũng là hư không. 2Ta nói: “Cười là điên; vui sướng mà làm chi?” 3Ta tự nghĩ phải uống rượu để thân xác vui say mà vẫn giữ tâm trí được khôn ngoan. Ta phải lao vào lối sống điên dại cho đến khi biết đâu là điều tốt mà con người nên làm dưới bầu trời suốt những chuỗi ngày của đời mình.
4Ta đã thực hiện những công trình lớn: xây cất cung điện, lập vườn nho, 5lập cho mình vườn cây ăn trái và vườn hoa, trồng đủ thứ cây trái ở đó. 6Ta đào hồ chứa nước để tưới cả rừng cây đang lớn. 7Ta mua nhiều tôi trai tớ gái; cũng có nhiều đầy tớ sinh ra trong nhà ta. Ta có bầy bò và chiên nhiều hơn tất cả những người sống trước ta tại Giê-ru-sa-lem. 8Ta cũng thu chứa bạc, vàng và những báu vật của các vua, và từ các tỉnh. Ta có nhiều nam nữ ca sĩ. Còn về lạc thú của đàn ông thì ta có nhiều cung phi mỹ nữ.
9Như vậy, ta trở nên cao trọng và vượt trội hơn tất cả các vị vua sống trước ta tại Giê-ru-sa-lem. Hơn nữa, ta vẫn giữ được sự khôn ngoan. 10Ta không từ chối điều mắt mình thèm muốn, cũng chẳng ngăn lại điều lòng mình ưa thích, vì lòng ta vui vẻ về mọi công lao của ta; và đó là phần ta được hưởng trong mọi công lao của mình. 11Rồi ta ngẫm nghĩ mọi việc tay mình đã làm, và những lao khổ mình đã chịu để làm các công việc ấy; kìa, mọi điều đó là sự hư không, theo luồng gió thổi, và chẳng ích lợi gì cả dưới mặt trời.
Sự khôn ngoan và niềm vui được ban cho người đẹp lòng Đức Chúa Trời
12Ta quay sang suy nghĩ về sự khôn ngoan, ngu dại, và điên rồ; vì người kế vị vua sẽ làm được gì? Chẳng qua là làm điều người khác đã làm từ lâu rồi. 13Ta nhận thấy rằng sự khôn ngoan ích lợi hơn ngu dại, như ánh sáng ích lợi hơn bóng tối.
14Người khôn ngoan có con mắt trong đầu mình,
Còn kẻ ngu dại bước đi trong bóng tối.
Tuy nhiên, ta thấy rồi cả hai sẽ cùng chung một số phận. 15Nên ta tự nhủ: “Việc xảy đến cho kẻ dại cũng sẽ xảy đến cho ta; vậy, ta khôn ngoan cho lắm để làm gì?” Ta lại tự nhủ: “Đó cũng là sự hư không.” 16Người ta chẳng nhớ mãi người khôn ngoan cũng như kẻ ngu dại; vì trong những ngày sắp đến, tất cả đều bị quên lãng. Phải, người khôn ngoan cũng như kẻ ngu dại đều phải chết!
17Vậy, ta ghét cuộc sống, vì đối với ta, mọi việc làm ra dưới ánh mặt trời đều xấu; tất cả đều hư không, theo luồng gió thổi. 18Ta cũng ghét mọi công việc mà ta đã vất vả làm ra dưới ánh mặt trời, vì phải để lại cho người sống sau mình. 19Ai biết được rằng người ấy sẽ khôn ngoan hay là ngu dại? Dù sao hắn sẽ cai quản mọi việc mà ta đã lấy sự lao khổ và khôn ngoan làm ra dưới ánh mặt trời. Điều đó cũng là sự hư không.
20Bởi thế, ta trở nên thất vọng về mọi công việc ta đã lao khổ làm ra dưới ánh mặt trời. 21Vì có người làm việc vất vả với sự khôn ngoan, tri thức và tài năng, rồi phải để lại cơ nghiệp của mình cho kẻ chẳng hề lao khổ làm ra nó. Điều đó cũng là một sự hư không và một đại họa. 22Vậy, con người được gì qua mọi công việc vất vả và lao tâm khó nhọc mà họ làm dưới ánh mặt trời? 23Suốt ngày, người chỉ gặp những chuyện khổ đau; công việc người đầy khó nhọc, đến nỗi ban đêm tâm trí cũng chẳng được nghỉ ngơi. Điều đó cũng là sự hư không.
24Không gì tốt hơn cho con người là ăn, uống, và hưởng phước của công lao mình. Ta thấy điều đó cũng đến từ bàn tay Đức Chúa Trời. 25Vì ai là người được ăn và hưởng sự vui sướng hơn ta? 26Bởi Đức Chúa Trời ban sự khôn ngoan, tri thức và niềm vui cho người nào đẹp lòng Ngài; nhưng Ngài khiến kẻ có tội phải lao khổ mà thu góp chất chứa để rồi trao lại cho người đẹp lòng Đức Chúa Trời. Điều đó cũng là hư không, theo luồng gió thổi.
Mọi việc đều có thời điểm
3 Mọi việc đều có thời điểm, mọi sự dưới bầu trời đều có định kỳ của nó:
2Có kỳ sinh ra, có kỳ chết đi;
Có kỳ gieo trồng, có kỳ nhổ vật đã trồng;
3Có kỳ giết chết, có kỳ chữa lành;
Có kỳ phá đổ, có kỳ xây cất;
4Có kỳ khóc lóc, có kỳ vui cười;
Có kỳ tang chế, có kỳ nhảy múa;
5Có kỳ ném đá, có kỳ gom đá;
Có kỳ ôm ấp, có kỳ ruồng bỏ;
6Có kỳ tìm kiếm, có kỳ đánh mất;
Có kỳ giữ lại, có kỳ ném đi;
7Có kỳ xé rách, có kỳ khâu vá;
Có kỳ nín lặng, có kỳ lên tiếng;
8Có kỳ yêu, có kỳ ghét;
Có kỳ chiến tranh, có kỳ hòa bình.
\t
Công việc Đức Chúa Trời giao cho con người
9Người làm việc có được ích lợi gì về công lao khó nhọc của mình chăng? 10Ta đã thấy công việc mà Đức Chúa Trời giao cho con người phải gắng sức làm. 11Mọi việc Đức Chúa Trời đã làm đều là tốt đẹp trong thời điểm của nó. Mặc dù Đức Chúa Trời đặt sự vĩnh cửu trong lòng con người, nhưng họ vẫn không thể hiểu được công việc Ngài làm từ ban đầu cho đến cuối cùng. 12Vậy, ta nhận ra rằng chẳng có điều gì tốt hơn cho loài người là vui vẻ và làm lành trọn đời mình. 13Hơn nữa, ai nấy hãy ăn, uống và hưởng phước của công lao mình, vì đó cũng là sự ban cho của Đức Chúa Trời.
14Ta thấy rằng mọi việc Đức Chúa Trời đã làm thì còn đến đời đời; người ta chẳng thêm gì được, cũng không bớt chi được. Đức Chúa Trời làm như thế để loài người kính sợ Ngài.
15Điều gì hiện có thì đã có từ xưa,
Điều gì sẽ xảy đến thì đã xảy ra từ lâu rồi;
Đức Chúa Trời cho tái diễn những việc đã qua.
\t
Sự phán xét và tương lai thuộc về Đức Chúa Trời
16Ta lại còn thấy dưới ánh mặt trời:
Nơi pháp đình có điều gian ác,
Chỗ công lý có sự bất công.
17Ta tự nhủ: “Đức Chúa Trời sẽ xét xử người công chính và kẻ gian ác, vì có kỳ định cho mọi sự, mọi việc.”
18Ta lại tự nhủ: “Việc xảy ra như vậy, vì Đức Chúa Trời muốn thử nghiệm con người, và chỉ cho họ biết rằng mình không hơn gì loài thú. 19Vì việc xảy đến cho loài người và loài thú đều giống nhau; loài nầy chết, loài kia cũng chết. Cả hai đều thở cùng một thứ hơi thở; loài người chẳng hơn gì loài thú, vì tất cả đều hư không. 20Tất cả đều quy vào một chỗ; tất cả do bụi đất mà ra, tất cả đều sẽ trở về bụi đất. 21Ai biết được, hoặc linh của loài người đi lên, hoặc hồn của loài thú sa xuống đất?” 22Thế thì, ta thấy chẳng có gì tốt hơn cho loài người là vui hưởng công việc mình; ấy là phần riêng của mỗi người, vì ai sẽ đem mình trở lại để thấy điều sẽ xảy ra sau nầy?
Bình luận
Tìm kiếm mục đích thay vì sự hư không
‘Vậy, con người được gì qua mọi công việc vất vả và lao tâm khó nhọc mà họ làm dưới ánh mặt trời?' (2:22). Cụm từ 'dưới ánh mặt trời' này xuất hiện 28 lần trong cuốn sách này. Nó được sử dụng để mô tả một cuộc tìm kiếm ý nghĩa không bao giờ vượt ra ngoài cuộc sống này và thế giới này.
Truyền đạo là câu chuyện về một người sốt sắng đi tìm kiếm ý nghĩa. Tác giả, trong hoàn cảnh của Vua Sa-lô-môn 3.000 năm trước, tìm kiếm trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Joyce Meyer viết, ‘Sa-lô-môn là một người bận rộn; ông đã thử mọi cách có thể và làm mọi thứ phải làm, nhưng khi kết thúc trải nghiệm, ông cảm thấy không thỏa mãn và cay đắng… kiệt sức, thất vọng và thất vọng.’ Truyền đạo bày tỏ một số nỗi thất vọng về cuộc sống.
Eugene Peterson viết, ‘Truyền đạo không nói nhiều về Chúa; tác giả để lại điều đó cho 65 cuốn sách khác của Kinh thánh. Nhiệm vụ của tác giả là phơi bày sự bất lực hoàn toàn của chúng ta trong việc tự mình tìm ra ý nghĩa và sự hoàn thiện cuộc sống của mình... Đó là sự phơi bày và bác bỏ mọi kỳ vọng kiêu ngạo và thiếu hiểu biết rằng chúng ta có thể tự mình sống cuộc sống theo cách riêng của mình.'
Sa-lô-môn nhận thấy rằng ‘Muôn vật đều mòn mỏi, loài người không thể nói hết được; mắt nhìn mãi vẫn không thỏa mãn, tai nghe mãi cũng chẳng ích gì’ (1:8). ‘Vậy, con người được gì qua mọi công việc vất vả và lao tâm khó nhọc mà họ làm dưới ánh mặt trời? Suốt ngày, người chỉ gặp những chuyện khổ đau; công việc người đầy khó nhọc, đến nỗi ban đêm tâm trí cũng chẳng được nghỉ ngơi. Điều đó cũng là sự hư không' (2:22–23).
- Chủ nghĩa trí thức
Ông bắt đầu bằng cách theo đuổi sự 'khôn ngoan' và 'tri thức' (1:18a), nhưng điều này chỉ dẫn đến 'phiền não' và 'thêm khổ đau' (c.18b). ‘Vì càng nhiều khôn ngoan, càng thêm phiền não’ (c.18a). Tích lũy trí tuệ và kiến thức không giải quyết được nguyên nhân cuối cùng của sự lo lắng – sự hư không.
2. Chủ nghĩa khoái lạc
Chủ nghĩa khoái lạc là học thuyết cho rằng niềm vui là mục đích tốt đẹp hoặc đúng đắn. 'Ta tự nhủ: “Nầy, ta sẽ thử điều vui sướng và nếm mùi hạnh phúc!” Kìa, điều đó cũng là hư không' (2:1). Ông cố gắng thoát khỏi những lo lắng và phiền muộn bằng tiếng cười (c.2). Ông thử dùng chất kích thích – ‘uống rượu để thân xác vui say’ (c.3). Sau đó ông chuyển sang âm nhạc, 'nam nữ ca sĩ' (c.8). Ông thử khoái lạc tình dục, ‘cung phi mỹ nữ’ (c.8b). Trên thực tế, Sa-lô-môn có 700 người vợ và 300 tình nhân. Tất cả điều này vẫn không thỏa mãn.
Ông kết luận: ‘Rồi ta ngẫm nghĩ mọi việc tay mình đã làm, và những lao khổ mình đã chịu để làm các công việc ấy; kìa, mọi điều đó là sự hư không, theo luồng gió thổi, và chẳng ích lợi gì cả dưới mặt trời’ (c.11). Ông trải nghiệm nghịch lý của niềm vui – quy luật lợi nhuận giảm dần. Con người càng tìm kiếm niềm vui thì họ càng tìm thấy nó ít hơn.
- Chủ nghĩa duy vật
Chủ nghĩa duy vật là 'Khuynh hướng ưa chuộng của cải vật chất hơn giá trị tinh thần'. Sa-lô-môn thử nhiều 'công trình' khác nhau (v.4). Ông có được tài sản (c.4–6). Ông có nhiều người nam và nữ làm việc cho mình (c.7). Ông có nhiều của cải (c.7b).Ông kiếm được tiền: ‘Ta cũng thu chứa bạc, vàng và những báu vật của các vua, và từ các tỉnh’ (c.8a). Ông đạt được sự vĩ đại, thành công và danh tiếng (c.9). Ông có công việc và sự nghiệp thành công (câu 10b). Tuy nhiên, cái chết khiến toàn bộ cuộc tìm kiếm này trở nên ‘vô nghĩa’ (c.16–18).
Truyền đạo đặt ra những câu hỏi mà Tân Ước giải đáp. Ý nghĩa được tìm thấy không phải ở “dưới ánh mặt trời” mà ở trong Chúa Con-Chúa Giê-su.
Cầu nguyện
Pippa chia sẻ
Truyền Đạo 3:1 nói,
'Mọi việc đều có thời điểm, mọi sự dưới bầu trời đều có định kỳ của nó'
Tôi không bao giờ có đủ thời gian, ngay cả cho lịch đọc Kinh thánh trong một năm (và tôi đang đi nghỉ)!
Câu kinh thánh trong ngày
Thi thiên 94:19
'Khi lòng con đầy ưu tư lo lắng
Thì sự an ủi của Ngài làm cho linh hồn con vui vẻ.'
App
Tải xuống ứng dụng Kinh Thánh Trong Một Năm dành cho thiết bị iOS hoặc Android và đọc theo mỗi ngày.
Đăng ký ngay bây giờ để nhận Kinh thánh trong một năm trong hộp thư đến của bạn mỗi sáng. Bạn sẽ nhận được một email mỗi ngày.
Sign up nowBook
Kinh thánh trong một năm bình luận có sẵn như là một cuốn sách.
- Mua từ Cửa hàng Alpha
- [Mua từ Nhà sách CLC](https://clcbookshops.com/product/bible-in-one-year-the-a-commentary-by-nicky-gumbel-hard-cover-gumbel-nicky-hodder-stoughton- 9781473677067)
Tham khảo
Eugene Peterson, Thông điệp, 'Giới thiệu về Truyền đạo' (NavPress, 1993), p.882.
Joyce Meyer, Kinh thánh cuộc sống hàng ngày (Faithwords, 2018) trang 1017.
Trừ khi có quy định khác, các trích dẫn Kinh thánh lấy từ Kinh thánh, Phiên bản quốc tế mới được Anh hóa, Bản quyền © 1979, 1984, 2011 Biblica, trước đây là Hiệp hội Kinh thánh Quốc tế. Được sử dụng với sự cho phép của Nhà xuất bản Hodder & Stoughton, một công ty của Hachette Vương quốc Anh. Đã đăng ký Bản quyền. ‘NIV’ là nhãn hiệu đã đăng ký của Biblica. Số nhãn hiệu Vương quốc Anh 1448790.
Kinh thánh được đánh dấu (MSG) được lấy từ Thông điệp. Bản quyền © 1993, 1994, 1995, 1996, 2000, 2001, 2002. Được sử dụng dưới sự cho phép của NavPress Publishing Group.