Ngày 198

Như Thể Bạn Chưa Bao Giờ Phạm Tội

Khôn ngoan Thi Thiên 86:1-10
Tân ước Rô-ma 4:1-15
Cựu Ước A-mốt 5:1-27

Giới thiệu

Trong những năm hành nghề luật sư, tôi nhận thấy rằng đối với nhiều người việc xuất hiện tại tòa án là một trải nghiệm đáng sợ – ngay cả khi họ chỉ xuất hiện với tư cách nhân chứng. Là một đương sự, một người liên quan đến vụ kiện, hoặc một bị cáo trong một phiên tòa hình sự là một sự kiện thậm chí còn căng thẳng hơn. Tôi thấy nhẹ nhõm khi một bị cáo được trắng án hoặc một đương sự được thẩm phán tuyên bố là 'bên thắng kiện'.

Trong hệ thống luật pháp của người Y-sơ-ra-ên cổ đại, một tranh chấp có nguy cơ sẽ khiến cả hai bên bị đưa ra tòa án phán quyết. Quá trình của tòa án có vai trò cứu chuộc: thẩm phán là để đứng về bên người đúng để sửa người sai. Vào cuối vụ án, một bên sẽ được tuyên bố là trong sạch và bên kia sai. Thực hiện thành công chức năng này có nghĩa là 'công lý' đã được thực hiện. Từ công chính trong tiếng Hê-bơ-rơ là tsaddiq, mà một số bản Kinh thánh dịch là 'vô tội' hoặc 'công chính' - người có địa vị đúng đắn. Đây là bối cảnh ở trong Cựu Ước để một người được xưng là 'công chính'.

Định nghĩa của đứa trẻ về sự công bình là 'như thể tôi' chưa bao giờ phạm tội. Chúa Giê-xu đã chết vì tội lỗi của chúng ta. Khi bạn đặt niềm tin vào Ngài, bạn đã được xưng công bình. Bạn đã được giải thoát khỏi tội. Bạn được xem là công bình trong góc nhìn của Đức Chúa Trời và tội lỗi không còn ngăn cách bạn với Ngài nữa. Bạn có thể sống trong một mối quan hệ đúng đắn với Chúa và với những người khác. Đây là sự 'được xưng công bình'.

Khôn ngoan

Thi Thiên 86:1-10

Bài cầu nguyện của Đa-vít

1Đức Giê-hô-va ôi! Xin nghiêng tai nhậm lời con,
\t\tVì con đang khốn cùng và thiếu thốn.

2Xin bảo vệ linh hồn con, vì con là người trung tín;
\t\tĐức Chúa Trời của con ôi!
\t\tXin cứu đầy tớ Chúa,
\t\tLà người vẫn tin cậy Ngài.
\t\t 3Chúa ôi! Xin thương xót con,
\t\tVì hằng ngày con kêu cầu Ngài.
\t\t 4Xin làm cho linh hồn đầy tớ Chúa được vui mừng
\t\tVì Chúa ôi! Linh hồn con ngưỡng vọng Chúa.

5Chúa ôi! Chúa là thiện, sẵn lòng tha thứ,
\t\tBan sự nhân từ vô lượng cho những người kêu cầu Ngài.

6Lạy Đức Giê-hô-va, xin lắng tai nghe lời cầu nguyện của con,
\t\tXin để ý đến tiếng nài xin của con.

7Trong ngày gian truân, con sẽ kêu cầu cùng Chúa,
\t\tVì Chúa nhậm lời con.

8Chúa ôi! Trong vòng các thần không có ai giống như Chúa,
\t\tCũng chẳng có công việc gì giống như công việc Ngài.

9Muôn dân mà Chúa đã tạo dựng
\t\tSẽ đến thờ lạy trước mặt Chúa
\t\tVà tôn vinh danh Ngài.

10Vì Chúa rất vĩ đại, làm các phép mầu,
\t\t\tChỉ một mình Chúa là Đức Chúa Trời mà thôi.

Bình luận

Những tin đồn về sự được xưng công bình

Đa-vít đã kinh nghiệm phước hạnh của việc được xưng công bình bởi đức tin và được làm con của Đức Chúa Trời. Ông nói: ‘Lạy Đức Giê-hô-va, xin lắng tai nghe lời cầu nguyện của con, xin để ý đến tiếng nài xin của con’ (c.6). Đức Chúa Trời giống như cha mẹ âu yếm cúi xuống để thì thầm vào tai con cái và lắng nghe lời cầu nguyện của chúng: ‘Trong ngày gian truân, con sẽ kêu cầu cùng Chúa, vì Chúa nhậm lời con’ (c.7).

Đa-vít không kinh nghiệm được ơn phước được sống trong thời của giao ước mới. Ông sống thời kì trước khi cuộc đời, sự thương khó và phục sinh của Chúa Giê-su xảy đến. Tuy nhiên, thập tự giá không bị giới hạn bởi thời gian. Nó vẫn có hiệu lực đối với những người sống trước Chúa Giê-su, chẳng hạn như Áp-ra-ham và Đa-vít. Thật vậy, Phao-lô nhấn mạnh việc Đa-vít đã kinh nghiệm sự phước lành tuyệt vời của việc được tha tội và được phục hồi với Đức Chúa Trời là như thể nào (Rô-ma 4:6–8; Thi thiên 32:1–2a).

Bằng một cách nào đó, Phao-lô khẳng định Đa-vít đã kinh nghiệm việc 'được xưng công bình bởi đức tin' mặc dù công cụ để ông được xưng là công bình vẫn chưa xuất hiện trên đất.

Đầu tiên, ông nhận biết tình yêu của Đức Chúa Trời. Ông biết rằng Chúa sẽ 'ban sự nhân từ vô lượng cho những người kêu cầu [Ngài]' (Thi Thiên 86:5b).

Thứ hai, ông biết rằng Chúa đầy lòng nhân từ và sự thương xót. 'Chúa ôi! Xin thương xót con... Chúa là thiện, sẵn lòng tha thứ... Xin để ý đến tiếng nài xin của con (c.3a, 5a, 6b).

Thứ ba, mặc dù ông biết rằng mình không xứng đáng được thương xót và được tha tội - Những điều ông không tự đoạt lấy được - nhưng ông tin rằng Chúa sẽ cứu chuộc ông bởi ông đặt niềm tin của mình nơi Ngài: 'Đức Chúa Trời của con ôi! Xin cứu đầy tớ Chúa, là người vẫn tin cậy Ngài' (c.2b).

Nói cách khác, Đa-vít nhận biết tất cả yếu tố để được xưng công bình nhờ đức tin, trừ ra một điều. Mảnh ghép còn thiếu ấy chính là sự hy sinh, chết thay của Chúa Giê-su cho những tội lỗi của chúng ta

Cầu nguyện

Lạy Chúa, cảm ơn Ngài vì đã ban cho con tình yêu tuyệt vời của Ngài. Con cảm tạ Chúa vì Ngài sẽ luôn giải cứu những người tin cậy nơi Ngài.
Tân ước

Rô-ma 4:1-15

Gương đức tin của Áp-ra-ham

1Vậy, chúng ta sẽ nói Áp-ra-ham, tổ phụ về phần xác của chúng ta, đã nhận được gì? 2Nếu Áp-ra-ham đã được xưng công chính bởi việc làm thì ông có lý do để khoe mình, nhưng trước mặt Đức Chúa Trời thì không phải vậy.3Vì Kinh Thánh nói gì? “Áp-ra-ham tin Đức Chúa Trời, và nhờ đó ông được kể là công chính.”

4Đối với người làm việc, tiền công không được kể là ân huệ, nhưng phải kể là nợ; 5còn với người không làm việc, nhưng tin vào Đấng xưng công chính cho người có tội thì đức tin của người ấy được kể là công chính. 6Vì vậy, khi đề cập về phước hạnh của người được Đức Chúa Trời kể là công chính không bởi việc làm, Đa-vít nói:

7“Phước cho người nào lỗi lầm được thứ tha,
\t\tTội lỗi được khỏa lấp!
\t\t 8Phước cho người mà Chúa không kể là có tội!”

9Vậy phước hạnh đó chỉ dành cho những ai chịu cắt bì mà thôi hay cũng cho cả người không chịu cắt bì nữa? Vì chúng ta nói rằng bởi đức tin, Áp-ra-ham được kể là công chính. 10Nhưng ông được kể là công chính như thế nào? Trước hay sau khi chịu cắt bì? Không phải là sau mà là trước khi chịu cắt bì. 11Ông đã nhận dấu cắt bì như ấn chứng của sự công chính mà ông đã có được bởi đức tin từ lúc ông chưa chịu cắt bì. Như vậy ông trở thành cha của tất cả những người tin mà không cắt bì, họ cũng được kể là công chính, 12và cũng làm cha những người chịu cắt bì, là những người không những chịu cắt bì thôi, nhưng còn noi dấu đức tin mà Áp-ra-ham, tổ phụ chúng ta, đã có trước khi chịu cắt bì.

13Lời hứa cho Áp-ra-ham và dòng dõi ông được nhận thế gian làm cơ nghiệp, không phải đến từ luật pháp nhưng nhờ sự công chính của đức tin. 14Vì nếu nhờ luật pháp mà được hưởng cơ nghiệp thì đức tin trở thành vô ích và lời hứa cũng mất hiệu lực. 15Vì luật pháp đem đến sự thịnh nộ, nhưng nơi nào không có luật pháp thì cũng không có sự phạm pháp.

Bình luận

Ăn mừng về sự công bình

Làm cách nào mà chúng ta, những con người đầy khiếm khuyết, có thể trở nên 'công bình' trước mặt Đấng Phán Xét? Làm cách nào mà bạn được xem là 'công bình' trước mặt Ngài? Phải chăng bạn chỉ cần cố hết sức mình và mong rằng điều tốt đẹp sẽ tới?

“Không”, Phao-lô nói. Một điều lạ lùng đã xảy ra như là kết quả của cuộc đời, sự thương khó và phục sinh của Chúa Giê-su. Bây giờ bạn có thể được 'xưng công chính' như một món quà miễn phí. Bạn được ban cho chứ không phải bằng việc, mà bằng hành động của đức tin (c.1–5).

Một câu hỏi thường được đặt ra trong các buổi hội nghị Alpha là: 'Nếu như Chúa Giê-su chịu chết vì tội chúng ta, nhưng liệu nó cũng được dành cho những người sống trước thời kì của Ngài?'

Phao-lô biết ông sẽ phải giải quyết vấn đề này bằng trường hợp của Áp-ra-ham. Những kẻ chống nghịch ông hẳn sẽ lập luận ràng Áp-ra-ham được xưng công bình bởi những điều ông làm, một thứ sẽ khiến ông có thể khoe khoang về (c.2). Nhưng Phao-lô đã nói Kinh Thánh chỉ rõ, 'Áp-ra-ham tin Đức Chúa Trời, và nhờ đó ông được kể là công chính' (c.3, Sáng Thế Ký 15:6). Phao-lô lập luận rằng cụm từ này ám chỉ về một món quà hơn là một thứ có thể đạt được (Rô-ma 4:5).

'Nếu bạn là một công nhân chăm chỉ và bạn làm công việc rất tốt, bạn xứng đáng nhận được tiền lương; chúng ta không gọi đó là món quà. Nhưng nếu bạn nhận thấy rằng công việc ấy thật quá sức mình, và chỉ có Chúa mới có thể làm được và bạn trông cậy Ngài sẽ làm điều đó cho mình, đó cũng chính là cách để bạn được xem là công bình trước mặt Chúa. Một món quà tuyệt đối (c.4-5).

Những kẻ chống nghịch Phao-lô cũng có thể lập luận rằng món quà ấy chỉ dành cho người Do Thái (những người chị phép cắt bì). Nhưng Phao-lô chỉ ra rằng phép cắt bì của Áp-ra-ham xảy ra sau này trong Sáng Thế Ký 17 và do đó, sự ơn phước của việc được xưng công chính bởi đức tin là dành cho những người đã chịu phép cắt bì (người Do Thái) và cả cho những người chưa được cắt bì (dân ngoại) (Rô-ma 4:9-10)

Phép cắt bì không phải là nguyên nhân để được xưng công bình. Nó là một sự bảo chứng. Áp-ra-ham 'đã nhận dấu cắt bì như ấn chứng của sự công chính mà ông đã có được bởi đức tin từ lúc ông chưa chịu cắt bì' (c.10-11).

Câu chuyện về Áp-ra-ham cho thấy rõ rằng việc ông được kể là công bình không phải dựa trên việc làm, phép cắt bì hay là bởi luật pháp, mà là nhờ ân điển của Đức Chúa Trời bởi đức tin nơi Chúa Giê-su. Nếu Áp-ra-ham được xưng công bình bởi đức tin, thì ông là tổ phụ của tất cả những ai có đức tin (kể cả những người không chịu cắt bì, câu 11–12).

Thập giá có giá trị xuyên suốt các thời. Nhờ những gì Chúa Giê-xu đã làm trên thập tự giá, những người chưa bao giờ nghe nói về Ngài nhưng đặt lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời đã được xưng công bình bởi đức tin của họ.

Bạn có cần hiểu tất cả những điều này để được xưng công bình bởi đức tin không? Hoàn toàn không. Sự xưng công bình là bởi đức tin, vì vậy bạn thậm chí không cần hiểu đúng về nó để được xưng công bình; bạn chỉ cần tin mà thôi. ‘Đây là lý do tại sao việc thực hiện lời hứa của Đức Chúa Trời hoàn toàn phụ thuộc vào việc tin cậy Đức Chúa Trời và đường lối của Ngài, sau đó chỉ đơn giản là tiếp nhận Ngài và trở nên giống Ngài hơn mỗi ngày. Lời hứa của Đức Chúa Trời đến như một món quà thuần khiết’ (c.16).

Cầu nguyện

Lạy Cha Thiên Thượng, cảm tạ Ngài vì sự thật nhiệm màu rằng con được xưng công bình và được giải cứu nhờ huyết Đấng Christ và bởi đức tin của con đặt nơi Ngài. Xin Cha giúp con hiểu rõ về lẽ thật này và nói rõ về nó để nhiều người hơn nữa có thể tin và được kinh nghiệm ơn phước của việc được xưng công bình bởi đức tin từ nơi Cha.
Cựu Ước

A-mốt 5:1-27

Nước Y-sơ-ra-ên sụp đổ

1Hỡi nhà Y-sơ-ra-ên, hãy nghe lời nầy. Đây là bài ai ca mà ta khóc thương các ngươi:
2“Trinh nữ của Y-sơ-ra-ên đã ngã xuống,
\t\tSẽ không bao giờ dậy nữa;
\t\tNó đã bị ném xuống đất
\t\tMà không ai đỡ dậy.”
\t\t 3Vì Chúa Giê-hô-va phán:
\t\t“Thành nào ra một nghìn quân chỉ còn một trăm,
\t\tThành nào ra một trăm quân chỉ còn mười người
\t\tCho nhà Y-sơ-ra-ên mà thôi.”

4Đây là lời Đức Giê-hô-va phán với nhà Y-sơ-ra-ên:
\t\t“Hãy tìm kiếm Ta thì các ngươi sẽ sống!

5Chớ tìm kiếm Bê-tên,
\t\tChớ vào trong Ghinh-ganh,
\t\tĐừng đi đến Bê-e Sê-ba.
\t\tVì Ghinh-ganh sẽ bị lưu đày,
\t\tBê-tên sẽ bị tiêu diệt.”

6Hãy tìm kiếm Đức Giê-hô-va thì các ngươi sẽ sống;
\t\tNếu không, Ngài sẽ như một ngọn lửa bùng lên thiêu đốt nhà Giô-sép
\t\tVà Bê-tên, không ai dập tắt được.

7Các ngươi đổi công lý ra cay đắng
\t\tVà ném lẽ công chính xuống đất!

8Hãy tìm Đấng đã dựng nên chòm sao Rua và sao Cày;
\t\tĐổi bóng tối ra ban mai,
\t\tĐổi ban ngày ra đêm đen,
\t\tGọi nước biển
\t\tVà đổ nó ra trên mặt đất;
\t\tDanh Ngài là Đức Giê-hô-va.

9Ngài làm cho kẻ mạnh thình lình bị diệt vong,
\t\tCác thành lũy bị phá hủy.

10Chúng ghét người quở trách chúng nơi cổng thành
\t\t\tVà ghê tởm kẻ dám nói ra sự thật.

11Vì các ngươi hiếp đáp kẻ nghèo
\t\t\tVà đòi họ nộp thuế lúa mì;
\t\t\tVì thế, những nhà mà các ngươi xây bằng đá vuông
\t\t\tNhưng các ngươi sẽ không ở được.
\t\t\tCác ngươi đã trồng những vườn nho ngon ngọt
\t\t\tNhưng sẽ không uống rượu nó.

12Vì Ta biết sự vi phạm của các ngươi quá nhiều,
\t\t\tTội lỗi của các ngươi không kể xiết;
\t\t\tCác ngươi áp bức người công chính,
\t\t\tNhận của hối lộ,
\t\t\tVà không bênh vực công lý cho người nghèo nơi cổng thành.

13Vì vậy, trong thời như thế, người khôn ngoan sẽ làm thinh
\t\t\tVì là thời buổi gian ác.

14Hãy tìm điều lành và đừng tìm điều dữ
\t\t\tĐể các ngươi được sống
\t\t\tThì Giê-hô-va Đức Chúa Trời vạn quân sẽ ở cùng ngươi,
\t\t\tNhư các ngươi đã nói vậy.

15Hãy ghét điều dữ mà yêu điều lành;
\t\t\tHãy thiết lập công lý nơi cổng thành.
\t\t\tCó lẽ Giê-hô-va Đức Chúa Trời vạn quân
\t\t\tSẽ ban ơn cho những kẻ còn sót lại của Giô-sép!

16Vậy nên, Chúa Giê-hô-va là Đức Chúa Trời vạn quân phán:
\t\t\t“Trong mọi quảng trường, người ta sẽ than khóc;
\t\t\tTrong mọi đường phố, người ta sẽ kêu la rằng: ‘Than ôi! Than ôi!’
\t\t\tNgười ta sẽ gọi các nông dân đến để than vãn
\t\t\tVà những kẻ khóc thuê đến để hát bài ai ca.

17Trong các vườn nho sẽ vang tiếng khóc than
\t\t\tVì Ta sẽ đi qua giữa ngươi.”
\t\t\tĐức Giê-hô-va phán vậy.

Ngày của Đức Giê-hô-va

18“Khốn thay cho các ngươi là kẻ trông mong ngày của Đức Giê-hô-va!
Các ngươi trông mong ngày của Đức Giê-hô-va làm gì?
Đó là ngày tối tăm chứ không phải là ngày tươi sáng.

19Giống như một người chạy trốn sư tử
Lại gặp con gấu;
Khi bước vào nhà dựa tay trên vách
Thì lại bị rắn cắn.

20Chẳng phải ngày của Đức Giê-hô-va là ngày tối tăm, không ánh sáng,
Ngày mù mịt, không tia sáng đó sao?

21Ta chán ghét, khinh thường những kỳ lễ của các ngươi;
Ta không ưa thích những lễ hội trọng thể của các ngươi đâu.

22Mặc dù các ngươi dâng những tế lễ thiêu và tế lễ chay cho Ta,
Ta sẽ không nhận lấy;
Ta chẳng đoái xem những con thú mập béo dùng làm tế lễ bình an của các ngươi.

23Hãy dẹp bỏ tiếng hát ồn ào của các ngươi khỏi Ta!
Ta không muốn nghe tiếng đàn hạc của các ngươi nữa.

24Nhưng hãy làm cho công lý chảy xuống như nước,
Và sự công chính như sông lớn chảy cuồn cuộn.

25Hỡi nhà Y-sơ-ra-ên, các ngươi có dâng sinh tế và tế lễ chay cho Ta
Trong bốn mươi năm nơi hoang mạc không?

26Vậy mà các ngươi lại khiêng Si-kút, thần của vua mình,
Và Ki-giun, thần ngôi sao của các ngươi
Mà các ngươi đã làm cho mình.

27Vì thế, Ta sẽ cho các ngươi bị lưu đày qua bên kia Đa-mách.”
Đức Giê-hô-va phán vậy,
Danh Ngài là Đức Chúa Trời vạn quân.

Bình luận

Cộng đồng của những người được xưng công bình

Đức Chúa Trời không quan tâm đến việc bạn 'sùng đạo' như thế nào. Ngài quan tâm nhiều hơn đến sự chính trực, công lý và lẽ phải. Không có những điều đó, tôn giáo tuyệt đối chỉ là đạo đức giả. Ngài phán:

'Ta chán ghét, khinh thường những kỳ lễ của các ngươi;
Ta không ưa thích những lễ hội trọng thể của các ngươi đâu.

Mặc dù các ngươi dâng những tế lễ thiêu và tế lễ chay cho Ta,
Ta sẽ không nhận lấy;
Ta chẳng đoái xem những con thú mập béo dùng làm tế lễ bình an của các ngươi.

Hãy dẹp bỏ tiếng hát ồn ào của các ngươi khỏi Ta!
Ta không muốn nghe tiếng đàn hạc của các ngươi nữa.

Nhưng hãy làm cho công lý chảy xuống như nước,
Và sự công chính như sông lớn chảy cuồn cuộn'

Kết quả của sự xưng công bình bởi đức tin phải là dân của Đức Chúa Trời đáp ứng bằng cách hành động theo lẽ phải và công lý. John Calvin có lần nói: ‘Vì vậy, chỉ có đức tin mới xưng công bình, nhưng không phải chỉ có mỗi đức tin xưng công chính mà thôi’. Phản ứng tự nhiên của chúng ta đối với những gì Đức Chúa Trời đã làm cần phải đồng bộ theo ý muốn của Ngài.

Sự công bình và công lý có vai trò trung tâm trong đoạn Kinh Thánh này và trong toàn bộ sách A-mốt. Chúa muốn công lý cho người nghèo và người bị áp bức. Đức Chúa Trời phán qua tiên tri A-mốt:

'10Chúng ghét người quở trách chúng nơi cổng thành
\t\t\tVà ghê tởm kẻ dám nói ra sự thật.

11Vì các ngươi hiếp đáp kẻ nghèo
Và đòi họ nộp thuế lúa mì;
Vì thế, những nhà mà các ngươi xây bằng đá vuông
Nhưng các ngươi sẽ không ở được.
Các ngươi đã trồng những vườn nho ngon ngọt
Nhưng sẽ không uống rượu nó.

12Vì Ta biết sự vi phạm của các ngươi quá nhiều,
\t\t\tTội lỗi của các ngươi không kể xiết;
\t\t\tCác ngươi áp bức người công chính,
\t\t\tNhận của hối lộ,
\t\t\tVà không bênh vực công lý cho người nghèo nơi cổng thành.

13Vì vậy, trong thời như thế, người khôn ngoan sẽ làm thinh
\t\t\tVì là thời buổi gian ác. (c.10-13). \t\t\t Đức Chúa Trời sẽ không cho phép sự bất công của con người tiếp diễn mãi mãi. Ngài sẽ can thiệp và mang lại công lý của chính mình Ngài. Chúa ghét sự không công bình.

Các vấn đề cần được giải quyết để đem lại công lý như giải cứu người dân khỏi lao động cưỡng bức hoặc các hình thức nô lệ khác, đấu tranh chống nạn buôn người vì mục đích tình dục, phân biệt chủng tộc và các hình thức bất công khác, nên được ưu tiên trong chương trình hội nghị của chúng ta. Chắc chắn họ sẽ rất quan tâm đến chương trình của Đức Chúa Trời: ‘Hãy để công lý tuôn trào như sông, sự công chính như dòng nước không bao giờ cạn!’ (c.24).

Cầu nguyện

Lạy Chúa, cảm tạ Chúa vì chỉ có đức tin mới xưng công bình được, nhưng không chỉ dừng lại ở đức tin mà thôi. Xin giúp con sống bày tỏ đức tin của mình bằng cách hành động ngay thẳng và tìm kiếm sự công bình cho tất cả mọi người.

Pippa chia sẻ

Thi Thiên 86:2 có chép:

'Xin bảo vệ linh hồn con'

Có những tội ác khủng khiếp xảy ra trên khắp thế giới và các mối nguy hiểm. Ngay cả việc cố gắng chạy theo Nicky trên một chiếc xe đạp, khi anh ấy len lỏi (với tốc độ cao) qua các đường phố ở London, cũng có thể rất nguy hiểm. 'Hãy bảo vệ cuộc sống của chúng con' là một lời cầu nguyện tuyệt vời để thưa chuyện cùng Chúa.

Câu kinh thánh trong ngày

Rô-ma 4:8

'Phước cho người mà Chúa không kể là có tội!'

reader

App

Tải xuống ứng dụng Kinh Thánh Trong Một Năm dành cho thiết bị iOS hoặc Android và đọc theo mỗi ngày.

reader

Email

Đăng ký ngay bây giờ để nhận Kinh thánh trong một năm trong hộp thư đến của bạn mỗi sáng. Bạn sẽ nhận được một email mỗi ngày.

Sign up now
reader

Website

Bắt đầu đọc sự tận tâm của ngày hôm nay ngay tại đây trên trang web BiOY.

Read now
reader

Book

Kinh thánh trong một năm bình luận có sẵn như là một cuốn sách.

Tham khảo

John Calvin, Acts of the Council of Trent with the Antidote Canon (1547) http://www.monergism.com/thethreshold/sdg/calvin_trentantidote.html

Trừ khi có quy định khác, các đoạn trích dẫn được lấy từ Kinh thánh, Phiên bản quốc tế mới được Anh hóa, Bản quyền © 1979, 1984, 2011 Biblica, tiền thân là Hiệp hội Kinh thánh Quốc tế. Cuốn sách được sử dụng với sự cho phép của Nhà xuất bản Hodder & Stoughton, một công ty của Hachette UK và đã được đăng ký bản quyền. 'NIV' là thương hiệu đã đăng ký của Biblica. Số nhãn hiệu Vương Quốc Anh: 1448790.

Các trích dẫn Kinh Thánh được ký hiệu (MSG) được lấy từ The Message. Copyright © 1993, 1994, 1995, 1996, 2000, 2001, 2002 và đã được cho phép sử dụng với sự cho phép của NavPress Publishing Group.

Change Language

Bible in One Year is available in the following languages:

This website stores data such as cookies to enable necessary site functionality and analytics. Find out more