Sức mạnh của sự hiệp một
Giới thiệu
Trong trại tập trung Buchenwald, 56.000 người đã bị giết bởi một chế độ chuyên chế xem niềm tin Cơ đốc là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng của nó. Một dãy phòng giam trong trại được dành riêng cho những tù nhân trứ danh được coi là đặc biệt nguy hiểm. Paul Schneider, một Mục sư phái Luther người được gọi là 'người giảng đạo của trại tập trung Buchenwald', được giam ở phòng giam đặc biệt này bởi vì mặc dù chỉ thông qua một cửa sổ nhỏ trong phòng giam của mình, ông vẫn lớn tiếng công bố Phúc Âm của Chúa Giê-su Christ - bất chấp mệnh lệnh của lính canh Gestapo.
Otto Neururer, một linh mục Công Giáo, công việc của ông là đại diện cho người Do Thái và nhóm người được gọi là 'những người bất hảo' điều đó đã khiến ông trở thành mối đe dọa đối với các lãnh chúa Đức quốc xã và bị giam vào phòng giam này. Ông vẫn truyền giáo danh Chúa Giê-su cho những những bạn tù của mình trong trại tập trung cho đến khi ông ấy bị đóng đinh ngược trên thập tự giá.
Trong sự hiệp một, hai người đàn ông này, một người Công Giáo và người còn lại là Tin Lành, cả hai cùng làm chứng cho Chúa của họ - Chúa Giê-su Christ. Sự hiệp một vô cùng quyền năng.
Thi-thiên 68:7-14
7 Lạy Đức Chúa Trời, khi Ngài đi trước dân Ngài,
Khi Ngài đi qua hoang mạc (Sê-la)
8 Thì đất rúng động, các tầng trời đổ mưa xuống
Trước mặt Đức Chúa Trời, là Đấng của Si-na-i,
Trước mặt Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên.
9 Đức Chúa Trời ôi, Chúa giáng cơn mưa lớn trên sản nghiệp Ngài;
Khi nó khô cằn, Chúa bồi bổ nó lại.
10 Lạy Đức Chúa Trời, con dân Ngài tìm được một chỗ ở tại đó,
Bởi lòng nhân từ, Chúa cung cấp mọi nhu cầu cho người thiếu thốn.
11 Chúa truyền lệnh,
Một đoàn phụ nữ ra đi loan báo rằng:
12 “Các vua thống lĩnh đạo quân chạy trốn, chạy trốn rồi!”
Các phụ nữ ở nhà cũng phân chia chiến lợi phẩm.
13 Dù các ngươi nằm nghỉ giữa chuồng chiên,
Cũng được cánh bồ câu dát bạc
Và bộ lông bằng vàng ròng.
14 Khi Đấng Toàn năng đánh các vua tan tác,
Khiến mưa tuyết đổ xuống núi Sanh-môn.
Bình luận
Con người và lãnh thổ
Đa-vít đã suy gẫm về cuộc xuất hành khỏi Ai-cập, núi Si-nai và cuộc chinh phục vùng đất Ca-na-an. Đây là những điều nổi bật trong lịch sử tuyển dân của Chúa khi họ thực sự hiệp một với nhau.
Phân đoạn Kinh Thánh này nói về việc nhận biết rằng phước hạnh và sự hiệp một đều đến từ Chúa. Đây là Thi-thiên về sự tạ ơn và ngợi khen Đức Chúa Trời về tất cả những điều Ngài đã làm. Nó ngợi ca sự dẫn dắt (c.7), quyền năng và sự chu cấp của Ngài (c.8-9), sự nhân từ, sự công chính (c.10) và sự đắc thắng của Ngài (c.11-14).
Chúa đã dẫn dắt dân sự vào đất hứa. Tuy nhiên, ngày nay, trong lãnh vực tương tự, sự thách thức trong sự hiệp một là rất lớn. Việc tìm kiếm hòa bình ở Trung Đông vẫn là một trong những thách thức lớn nhất đối với thế giới của chúng ta.
Cầu nguyện
Giăng 17:6-26
Chúa Giê-su cầu nguyện cho các môn đệ của Ngài
6 Con đã bày tỏ danh Cha cho những người Cha ban cho Con từ giữa thế gian nầy. Họ thuộc về Cha, Cha ban họ cho Con, và họ đã vâng giữ lời Cha. 7 Bây giờ, họ biết rằng tất cả những gì Cha đã ban cho Con đều đến từ Cha. 8 Vì Con đã ban cho họ những lời Cha đã ban cho Con. Họ đã tiếp nhận, biết Con thật đến từ Cha và tin rằng Cha đã sai Con. 9 Con vì họ mà cầu xin, không phải vì thế gian mà Con cầu xin đâu, nhưng vì những người mà Cha đã ban cho Con, vì họ thuộc về Cha. 10 Tất cả những gì của Con là của Cha, tất cả những gì của Cha là của Con; và qua họ, Con được tôn vinh. 11 Con không còn ở thế gian nữa, Con về với Cha, nhưng họ vẫn ở thế gian. Cha Thánh ơi! Xin gìn giữ họ trong danh Cha, là danh Cha đã ban cho Con, để họ có thể trở nên một như Chúng Ta. 12 Trong lúc còn ở với họ, Con đã gìn giữ họ trong danh Cha, là danh Cha đã ban cho Con. Con đã bảo vệ họ, không để mất một ai, trừ đứa con của sự hư mất, để lời Kinh Thánh được ứng nghiệm.
13 Nhưng bây giờ Con về với Cha, và Con nói những điều nầy lúc còn trong thế gian, để sự vui mừng của Con được đầy trọn trong chính họ. 14 Con đã truyền lời Cha cho họ, và thế gian ghét họ vì họ không thuộc về thế gian, cũng như Con không thuộc về thế gian vậy. 15 Con không cầu xin Cha đem họ ra khỏi thế gian nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi điều ác. 16 Họ không thuộc về thế gian cũng như Con không thuộc về thế gian. 17 Xin Cha dùng chân lý thánh hóa họ. Lời của Cha là chân lý. 18 Như Cha đã sai Con vào thế gian thì Con cũng sai họ vào thế gian. 19 Con hiến dâng chính mình vì họ, để họ cũng được thánh hóa trong chân lý.
20 Cha ơi! Con không chỉ cầu xin cho những người nầy mà thôi, nhưng cũng cho những người nhờ lời họ mà tin Con nữa, 21 để tất cả đều trở nên một; như Cha ở trong Con và Con trong Cha để họ cũng ở trong Chúng Ta, nhờ đó thế gian tin rằng Cha đã sai Con đến. 22 Con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho Con, để họ trở nên một như Chúng Ta là một. 23 Con ở trong họ và Cha ở trong Con, để họ được hiệp nhất trọn vẹn, nhờ đó thế gian biết rằng Cha đã sai Con đến, và Cha đã yêu thương họ như Cha đã yêu thương Con.
24 Cha ơi, Con muốn Con ở đâu thì những người Cha đã ban cho Con cũng ở đó với Con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con; vì Cha đã yêu thương Con từ trước khi sáng thế.
25 Cha công chính ơi, thế gian không biết Cha, nhưng Con đã biết Cha; và những người nầy biết rằng Cha đã sai Con đến. 26 Con đã bày tỏ danh Cha cho họ, và Con sẽ còn bày tỏ nữa, để tình yêu mà Cha đã yêu Con ở trong họ, và Con cũng ở trong họ nữa.”
Bình luận
Hội Thánh và thế giới
Trong các sách Phúc Âm, chúng ta thường đọc về đời sống cầu nguyện của Chúa Giê-su. Nhưng rất ít khi chúng ta biết được khoảng thời gian của những điều Ngài cầu nguyện. Trong lời cầu nguyện vĩ đại này của Chúa Giê-su, trước khi Ngài bước ra để đối diện với thập tự giá, chúng ta thấy được thứ tự ưu tiên của Ngài.
Chúa Giê-su không chỉ cầu nguyện cho những môn đệ của Ngài, nhưng cho cả những người sẽ tin Ngài trong tương lai - đó là điều đáng nói, Ngài cầu nguyện cho toàn bộ Hội Thánh - bao gồm cả bạn và tôi.
Lời cầu nguyện này nổi bật về chủ đề hiệp một. Chúa Giê-su không chỉ cầu nguyện cho sự hiệp một giữa vòng môn đồ của Ngài (c.11) mà còn cho Hội Thánh (c.20). Ngài cầu nguyện cho một sự hiệp một như sự hiệp nhất giữa Ba Ngôi: ‘để họ nên một như Chúng Ta’ (c.11).
1. Động lực thúc đẩy sự hiệp một là đại mạng mệnh của Chúa Giê-xu
Chúa Giê-xu cầu nguyện cho sự hiệp một trọn vẹn để thế gian có thể tin (c.23) và biết hiệp một với Đức Chúa Trời (cc.21,24). Một trong những ngăn cản lớn nhất đối với niềm tin là sự không hiệp một trong Hội Thánh. Trong chính trị, thời điểm một đảng chính trị trở nên mất đoàn kết, nó sẽ mất đi sự ủng hộ. Điều này xảy ra trong thế giới và thậm chí còn hơn thế nữa ở trong Hội Thánh. Chúa Giê-su nói rằng Ngài bảo vệ các môn đồ và gìn giữ họ an toàn ‘để họ có thể nên một’ (c.12). Bây giờ Ngài cầu nguyện, ‘xin gìn giữ họ khỏi điều ác’ (c.15), là kẻ sẽ tìm cách chia rẽ họ.
Khi các hội thánh tranh đấu với nhau, mọi người mất đi sự quan tâm. Ngược lại, khi các hội thánh hiệp một thì điều đó thật sự thu hút. Nó là cội nguồn của sự vui mừng. Những người theo Chúa Giê-su không được định để luôn khốn khổ buồn chán. Chúa Giê-su cầu nguyện ‘để họ có được sự vui mừng của Con được đầy trọn trong chính họ’ (c.13). Sự vui mừng đến từ sự hiệp một. Sự không hiệp một là kẻ đánh cắp sự vui mừng. Hiệp một là sức mạnh.
2. Phương cách của sự hiệp một là Thánh Linh của Chúa Giê-su
Chúa Giê-su cầu nguyện cho sự thánh khiết của bạn. Chúa Giê-su cầu nguyện: ‘Hãy lấy lẽ thật khiến họ nên thánh; lời Cha chính là lẽ thật’ (c.17). Sự thánh khiết đến từ lẽ thật. Lẽ thật được tìm thấy trong lời Đức Chúa Trời. Đó là lý do tại sao việc dầm thấm mình trong lời Đức Chúa Trời là vô cùng quan trọng.
Sự thánh khiết đến khi bạn tiếp rước Đức Thánh Linh, Thần Lẽ Thật, Đấng đến ngự trong bạn.
Chúa Giê-su cầu nguyện, ‘xin cho con được ở trong họ’ (c.26). Đây là lẽ thật phi thường nhất trong Tân Ước – rằng Chúa Giê-xu đến sống trong bạn bởi Đức Thánh Linh. Cùng một Đức Thánh Linh sống trong tất cả các Cơ đốc nhân thuộc bất kỳ nhà thờ hay bất kỳ hệ phái nào. Đức Thánh Linh hiệp nhất chúng ta.
3. Dấu hiệu của sự hiệp một là tình yêu của Chúa Giê-su
Chúa Giê-su cầu nguyện, ‘để tình yêu mà Cha đã yêu Con ở trong họ’ (c.26). Bạn có thể có được tình yêu nào cao cả hơn tình yêu mà Đức Chúa Cha dành cho Chúa Giê-su, Con Ngài? Lời cầu nguyện của Chúa Giê-su dành cho bạn đó là bạn nên có cùng một tình yêu giống như tình yêu của Đức Chúa Cha dành cho Chúa Giê-su trong lòng bạn và bạn dành tình yêu đó cho các Cơ đốc nhân khác, và cho các chi thể trong thân của Đấng Christ.
4. Thước đo của sự hiệp một là sự nhìn thấy Chúa Giê-xu
Đôi khi người ta nói về "sự hiệp một vô hình". Nhưng Chúa Giê-su đã không cầu nguyện cho sự hiệp một vô hình. Ngài cũng không cầu nguyện cho chúng ta có thể 'gần như là hiệp một'. Ngài cầu nguyện cho họ có thể “được hiệp nhất trọn vẹn để thế gian biết rằng Cha đã sai Con đến” (c.23). Ngài muốn Hội Thánh được hiệp một hoàn toàn, trọn vẹn và rõ ràng.
Một ngày nào đó điều đó sẽ xảy ra (xin xem Ê Phê Sô 1:9–11). Trong khi chờ đợi, khi chúng ta xây dựng những cầu nối, làm việc cùng nhau và đến với nhau với các Cơ đốc nhân khác từ các phần khác nhau của Hội Thánh, khi tấm lòng và tâm trí được liên kết với nhau trong sự thông công với Chúa Giê-su, chúng ta có thể thấy, như ở Buchenwald, những dấu hiệu có thể thấy được về sự hiệp một vô hình của chúng ta .
Cầu nguyện
1 Sa-mu-ên 19:1-20:42
Sau-lơ tìm cách giết Đa-vít
1 Sau-lơ bàn-tính cùng Giô-na-than, con trai mình, và các tôi-tớ, để giết Đa-vít; nhưng Giô-na-than, con trai của Sau-lơ, rất thương-yêu Đa-vít, 2 cho người hay, và nói rằng: Sau-lơ, cha tôi, tìm giết anh. Vậy, sáng ngày mai, hãy cẩn-thận, ở nơi khuất-kín, và ẩn mình đi. 3 Tôi sẽ đi ra đứng gần bên cha tôi nơi ruộng mà anh sẽ ẩn, và nói về anh cùng cha tôi, thử xem người nói thế nào, rồi sẽ cho anh biết.
4 Vậy, Giô-na-than nói binh Đa-vít cùng Sau-lơ, cha mình, mà rằng: Xin vua chớ phạm tội cùng Đa-vít, tôi-tớ vua, vì người không có phạm tội cùng vua, mà lại có giúp công-việc lớn-lao cho vua nữa. 5 Người đã liều mạng mình mà giết người Phi-li-tin kia, nên Đức Giê-hô-va vì cớ người có làm sự giải-cứu lớn cho cả Y-sơ-ra-ên. Vua có thấy và mừng-rỡ điều đó; nhân sao lại toan phạm tội cùng huyết vô-tội, mà giết Đa-vít vô-lý?
6 Sau-lơ lắng tai nghe lời Giô-na-than nói, bèn thề rằng: Ta chỉ Đức Giê-hô-va hằng sống mà thề, Đa-vít sẽ chẳng chết!
7 Bấy giờ, Giô-na-than gọi Đa-vít, thuật các lời ấy cho người, đoạn dẫn Đa-vít đến gần Sau-lơ, và Đa-vít hầu việc Sau-lơ như trước.
8 Sự tranh-chiến cứ liên-tiếp luôn luôn, Đa-vít đi ra đánh dân Phi-li-tin, làm cho chúng nó bị thua chạy trốn.
9 Nhưng ác-thần bởi Đức Giê-hô-va khiến nhập vào Sau-lơ lúc người ngồi trong điện, cầm cây giáo nơi tay; còn Đa-vít gảy đàn. 10 Sau-lơ muốn lấy giáo đâm Đa-vít dính vào vách, nhưng Đa-vít tránh khỏi, giáo của Sau-lơ găm trong vách. Đa-vít trốn và được thoát khỏi buổi tối đó.
11 Sau-lơ sai người đi đến nhà Đa-vít đặng canh-giữ người, để sáng ngày giết người đi. Song Mi-canh, vợ Đa-vít, cho người hay và nói rằng: Nếu đêm nay chàng không trốn khỏi, thì sáng mai chàng sẽ bị giết. 12 Mi-canh thòng Đa-vít xuống nơi cửa sổ; người trốn và thoát khỏi. 13 Kế ấy, Mi-canh lấy tượng thê-ra-phim mà để lên giường, dùng tấm nệm bằng lông dê bọc đầu nó, rồi bao-phủ cái mình nó bằng một cái áo tơi.
14 Khi Sau-lơ sai người đến bắt Đa-vít, thì nàng nói rằng: Chàng đau.
15 Sau-lơ lại sai người đến thăm Đa-vít, mà truyền chúng rằng: Hãy đem hắn ở trên giường đến cùng ta, hầu cho ta giết hắn đi. 16 Vậy, những kẻ sai đi đến đó, thấy tượng thê-ra-phim ở trên giường, có một tấm nệm bằng lông dê ở nơi đầu nó.
17 Sau-lơ nói với Mi-canh rằng: Sao ngươi gạt ta như vậy, làm cho kẻ thù-nghịch ta trốn khỏi đi? Mi-canh thưa cùng Sau-lơ rằng: Người có bảo tôi: Hãy để cho ta đi, bằng không, ta sẽ giết mầy.
18 Vậy, Đa-vít trốn và thoát khỏi, đi đến nhà Sa-mu-ên tại Ra-ma, rồi thuật cho người mọi điều Sau-lơ đã làm cho mình. Đoạn, người và Sa-mu-ên đi, ở tại Na-giốt. 19 Có người thuật lại điều đó cho Sau-lơ, mà rằng: Kìa, Đa-vít ở tại Na-giốt trong Ra-ma. 20 Sau-lơ sai người đi bắt Đa-vít; nhưng khi chúng thấy một đám tiên-tri đương nói tiên-tri, và Sa-mu-ên đứng đầu những người ấy, thì Thần của Đức Chúa Trời cảm-động họ, họ cũng khởi nói tiên-tri. 21 Người ta cho Sau-lơ hay, người bèn sai những người khác; họ cũng nói tiên-tri như các kẻ khác. Sau-lơ lại sai người đi lần thứ ba, đến phiên họ cũng nói tiên-tri. 22 Bấy giờ, Sau-lơ thân-hành đến Ra-ma; tới nơi giếng chứa nước lớn của Sê-cu, người hỏi rằng: Sa-mu-ên và Đa-vít ở đâu?
Người ta thưa rằng: "Hai người ở Na-giốt trong Ra-ma."
23 Vậy, người đi đến Na-giốt trong Ra-ma; Thần của Đức Chúa Trời cảm-động đến phiên người, người cứ đi dọc đàng nói tiên-tri cho đến khi tới Na-giốt trong Ra-ma. 24 Người cũng lột áo mình, nói tiên-tri trước mặt Sa-mu-ên, rồi ở trần như vậy nằm dưới đất trọn ngày và đêm đó. Bởi cớ ấy, có câu tục-ngữ rằng: Sau-lơ há cũng vào hàng các tiên-tri sao?
Đa-vít và Giô-na-than
1 Đa-vít trốn khỏi Na-giốt trong Ra-ma, đến cùng Giô-na-than, mà nói rằng: Tôi đã làm chi, tội-ác tôi là gì? Tôi đã phạm tội chi cùng cha anh, mà người toan hại mạng sống tôi?
2 Giô-na-than đáp cùng người rằng: Chẳng phải thế! Anh không chết đâu. Cha tôi chẳng làm một sự gì, bất-luận lớn hay nhỏ, mà chẳng nói trước với tôi. Vậy, nhân sao cha tôi giấu sự nầy với tôi? Điều đó chẳng thể được.
3 Nhưng Đa-vít lại thề-nguyền mà rằng: Cha anh biết rõ rằng tôi được ơn trước mặt anh, nên có nói rằng: Chớ nên cho Giô-na-than biết gì, kẻo nó phải lo buồn chăng. Song ta chỉ Đức Giê-hô-va hằng sống và mạng-sống của anh mà thề rằng, chỉ còn một bước cách tôi và sự chết mà thôi.
4 Giô-na-than đáp cùng Đa-vít rằng: Hễ anh muốn tôi làm điều gì, thì tôi sẽ làm cho anh.
5 Đa-vít tiếp rằng: Mai là ngày mồng một, tôi phải đi ngồi ăn chung bàn với vua. Hãy để cho tôi đi trốn trong đồng bằng cho đến chiều ngày thứ ba. 6 Nếu cha anh thấy tôi vắng mặt, thì hãy nói cùng người rằng: Đa-vít có cố nài-xin tôi cho nó đi về Bết-lê-hem, quê-hương nó, vì đó cả nhà nó dâng của-lễ hằng năm. 7 Nếu người đáp: Tốt, thì kẻ tôi-tớ anh sẽ được bình-yên. Còn nếu người nổi giận, thì hãy biết rằng người định ý hại tôi. 8 Vậy, hãy tỏ lòng nhân-từ cho kẻ tôi-tớ anh, bởi vì anh đã nhân danh Đức Giê-hô-va mà kết ước cùng kẻ tôi-tớ anh. Song phần tôi ví có tội gì, xin chính anh hãy giết tôi đi; cớ sao anh lại dẫn tôi đến cha anh?
9 Giô-na-than đáp lại rằng: Chớ có nghĩ như vậy! Trái lại, nếu tôi biết thật cha tôi định ý hại anh, dễ nào tôi chẳng cho anh hay?
10 Đa-vít đáp cùng Giô-na-than rằng: Nhưng nếu cha anh dùng lời nghiêm-khắc đáp cùng anh, thì ai sẽ cho tôi hay?
11 Giô-na-than đáp cùng Đa-vít rằng: Hè, chúng ta hãy ra ngoài đồng. Cả hai đều đi ra ngoài đồng.
12 Giô-na-than nói cùng Đa-vít rằng: Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, làm chứng! Ngày mai hay là ngày mốt, tại giờ nầy, tôi sẽ dọ ý cha tôi. Nếu thấy chẳng có điều chi nên sợ cho anh, thì tôi không sai người nào đến cho anh hay biết; 13 còn nếu cha tôi quyết lòng làm hại anh, tôi sẽ cho anh hay trước, biểu anh đi, và anh sẽ đi bình-yên. Bằng chẳng, nguyện Đức Giê-hô-va phạt Giô-na-than cách nặng-nề! Cầu-xin Đức Giê-hô-va ở cùng anh, như Ngài đã ở cùng cha tôi! 14 Và ngày sau, nếu tôi còn sống, có phải anh sẽ lấy sự nhân-từ của Đức Giê-hô-va mà đãi tôi chăng? Nhưng nếu tôi chết, 15 dẫu khi Đức Giê-hô-va diệt hết thảy kẻ thù-nghịch của Đa-vít khỏi mặt đất cho đến cùng, thì cũng chớ cất ơn thương nhà tôi đến đời đời.
16 Như vậy, Giô-na-than kết giao-ước cùng nhà Đa-vít mà rằng: Đức Giê-hô-va sẽ báo-thù những thù-nghịch của Đa-vít. 17 Giô-na-than thương-yêu Đa-vít như mạng-sống mình vậy, nên khiến Đa-vít lại thề nữa.
18 Giô-na-than tiếp rằng: Mai là ngày mồng một, sự vắng mặt anh người ta ắt sẽ thấy; vì chỗ anh sẽ trống. 19 Ngày mốt, chớ quên đi xuống mau đến nơi anh đã ẩn ngày trước, là ngày định làm việc, và anh sẽ đợi gần bên hòn đá Ê-xe. 20 Tôi sẽ bắn ba mũi tên về phía hòn đá đó dường như tôi bắn vào một cái bia. 21 Đoạn, tôi sẽ sai tôi-tớ tôi, và bảo nó rằng: Hãy đi lượm các mũi tên. Nếu tôi nói với nó rằng: Kìa, các mũi tên ở bên nầy mầy, hãy lượm lấy đi, — bấy giờ anh hãy đến; tôi chỉ Đức Giê-hô-va hằng sống mà thề, mọi việc đều bình-an cho anh, chẳng có gì nên sợ hết! 22 Nhưng nếu tôi nói cùng đứa trẻ rằng: Kìa, các mũi tên ở bên kia mầy, — bấy giờ anh khá đi, vì Đức Giê-hô-va khiến anh đi. 23 Còn về lời chúng ta đã nói nhau, nguyện Đức Giê-hô-va làm chứng giữa anh và tôi đến đời đời.
24 Vậy, Đa-vít ẩn trong đồng. Khi đến ngày mồng một, vua ngồi bàn đặng ăn bữa; 25 người ngồi nơi chỗ thường ngồi ở gần bên vách. Giô-na-than đứng dậy, và Áp-ne ngồi bên Sau-lơ; còn chỗ của Đa-vít thì bỏ không. 26 Ngày đó, Sau-lơ chẳng nói chi hết, vì tưởng rằng: Có sự rủi-ro đã xảy đến cho hắn rồi! Chắc hẳn hắn không sạch, đã phải sự gì ô-uế rồi. 27 Song ngày sau, là ngày mồng hai, chỗ của Đa-vít lại bỏ không nữa. Sau-lơ nói cùng Giô-na-than, con trai mình, rằng: Cớ sao con trai của Y-sai không đến dự ăn bữa hôm qua và ngày nay?
28 Giô-na-than thưa cùng Sau-lơ rằng: Đa-vít có nài-xin phép tôi đi đến Bết-lê-hem, 29 mà rằng: Xin để tôi đi; vì nhà chúng tôi có một sự tế-tự trong thành, mà anh tôi đã dặn tôi phải đi đến. Vậy bây giờ, nếu tôi được ơn trước mặt người, xin cho phép tôi lập-tức đi đến đó đặng thăm các anh tôi. Ấy bởi cớ đó người không đến ngồi bàn.
30 Bấy giờ, Sau-lơ nổi giận cùng Giô-na-than, mà rằng: Ớ con trai gian-tà và bội-nghịch kia, ta biết mầy có kết-bạn cùng con trai của Y-sai, đáng hổ-nhục cho mầy, và đáng hổ-nhục cho mẹ đã đẻ mầy thay! 31 Thật, hễ con trai Y-sai sống lâu trên mặt đất chừng nào, thì mầy và nước mầy chẳng vững-bền chừng nấy. Vậy bây giờ, hãy sai đi kiếm nó, dẫn nó về cho ta; vì nó phải chết hẳn.
32 Giô-na-than thưa cùng Sau-lơ, cha mình, rằng: Cớ sao giết nó đi? Nó có làm điều gì? 33 Sau-lơ phóng cây giáo đặng đâm người; Giô-na-than bèn nhìn-biết cha mình đã nhứt-định giết Đa-vít.
34 Giô-na-than bèn chỗi dậy khỏi bàn, tức giận lắm, và trong ngày mồng hai chẳng ăn gì hết, lấy làm buồn-bực về Đa-vít, vì cha mình đã sỉ-nhục người.
35 Qua ngày sau, Giô-na-than đi ra ngoài đồng tại nơi đã hẹn cùng Đa-vít; có một đứa tôi-tớ trẻ theo người. 36 Người nói cùng nó rằng: Hãy chạy lượm những tên ta sẽ bắn. Kẻ tôi-tớ chạy, Giô-na-than bắn một mũi tên qua khỏi nó. 37 Khi kẻ tôi-tớ đi đến nơi có tên Giô-na-than đã bắn, thì Giô-na-than la lên rằng: Tên há chẳng ở bên kia mầy sao? 38 Giô-na-than lại kêu kẻ tôi-tớ rằng: Hãy đi mau, chớ dừng lại! Kẻ tôi-tớ lượm mũi tên, rồi trở lại cùng chủ mình. 39 Vả, tôi-tớ chẳng biết chi cả, song Đa-vít và Giô-na-than hiểu biết điều đó là gì. 40 Giô-na-than trao binh-khí cho tôi-tớ mình, và bảo rằng: Hãy đi, đem nó về trong thành.
41 Khi tôi-tớ đã đi rồi, Đa-vít chỗi dậy từ phía nam; sấp mình xuống đất và lạy ba lần, đoạn hai người ôm nhau và khóc, Đa-vít khóc nhiều hơn.
42 Giô-na-than nói cùng Đa-vít rằng: Anh hãy đi bình-an; chúng ta đã nhân danh Đức Giê-hô-va lập lời thề cùng nhau rằng: Đức Giê-hô-va sẽ làm chứng giữa tôi và anh, giữa dòng-dõi tôi và dòng-dõi anh đến đời đời.
Bình luận
Bằng hữu và đối thủ
Trong chính trị, kinh doanh hoặc thậm chí trong Hội Thánh, hai người là bạn thân của nhau có thể cùng lúc cạnh tranh cho cùng một công việc. Làm thế nào chúng ta có thể giải quyết sức ép giữa tham vọng và tình bạn của chúng ta?
Tình bạn giữa Đa-vít và Giô-na-than thật đặc biệt. Họ là đối thủ của ngai vàng. Họ có mọi lý do để ghen tị và ghen ghét nhau. Tuy nhiên, Giô-na-than yêu Đa-vít “như yêu chính mình” (20:17). Loại tình yêu này, tình yêu mà Chúa Giê-su đã truyền dạy, là tình yêu cao cả nhất mà một người có thể dành cho người khác (Ma-thi-ơ 22:39).
Mặt khác, Sau-lơ đầy lòng ghen tị. Sự ghen tị bắt đầu bằng việc so sánh bản thân với người khác – so sánh thành tích của chúng ta với những người xung quanh. Ghen ghét có sức mạnh lấy đi sự nhận thức của ai đó tạm thời. Khi Giô-na-than chỉ ra cho cha mình là Sau-lơ rằng Đa-vít đã không làm hại ông và đã làm lợi cho ông rất nhiều và việc giết một người vô tội là điều hoàn toàn sai trái, Sau-lơ nói: 'Có Đức Giê-hô-va hằng sống, chắc chắn như vậy, Đa-vít sẽ không bị xử chết' (1 Sa-mu-ên 19:6).
Lập luận logic và hợp lý có thể thuyết phục một người đang đầy ghen tị vào thời điểm đó. Tuy nhiên, tính ghen ghét mạnh đến nỗi một khi đã nắm được một người, như đã xảy ra với Sau-lơ, thì không gì có thể ngăn cản được. Như Shakespeare đã nói trong Othello, 'Đó là con quái vật mắt xanh chế nhạo món thịt mà nó ăn.'
Đa-vít và Giô-na-than thương yêu nhau. Giô-na-than ‘rất quý mến Đa-vít’ (c.1) và ông ‘nói tốt về Đa-vít’ (c.4). Giô-na-than thậm chí còn nói với Đa-vít: ‘Bất cứ điều gì anh muốn tôi làm, tôi sẽ làm cho anh’ (20:4). Thật là một cam kết tuyệt vời để thực hiện với một người bạn! Cam kết của họ với nhau là hình thức của một ‘giao ước’ (c.16), bao gồm cả con cháu của họ (c.42). Và Giô-na-than “khiến Đa-vít tái khẳng định lời thề vì tình yêu dành cho Đa-vít, Giô-na-than yêu Đa-vít như yêu chính mình” (c.16–17).
Hậu quả của sự ghen tuông là ‘Sau-lơ nổi giận với Giô-na-than’ (c.30). Giô-na-than biết cha mình có ý định giết Đa-vít (c.33) và ông ‘giận dữ đứng dậy khỏi bàn ăn’ (c.34).
Sự khác biệt giữa cơn giận của Sau-lơ và cơn giận của Giô-na-than là cơn giận của Sau-lơ không có cơ sở và do ghen tuông mà ra. Cơn giận của Giô-na-than là cơn giận chính đáng; ‘Anh ta đau buồn trước cách đối xử đáng xấu hổ của cha mình đối với Đa-vít’ (c.34). Sự tức giận không phải lúc nào cũng sai – nhưng hãy xem xét động cơ của bạn một cách cẩn thận.
Đa-vít và Giô-na-than không xấu hổ khi bày tỏ sự yêu mến dành cho nhau: ‘… họ hôn nhau và khóc cùng nhau’ (c.41). Khóc có thể được một số người coi là thể hiện sự yếu đuối. Nhưng họ không xấu hổ khi khóc một cách công khai và thể hiện tình yêu thương của họ dành cho nhau. Đây là một gương mẫu vững chắc cho tình bạn, tình yêu thương và sự hiệp một. Hôn nhân là một trong những câu trả lời của Đức Chúa Trời cho sự cô đơn. Tình bạn thân thiết cũng vậy.
Chính tình yêu thương và tình bạn này đã giúp Giô-na-than hoàn toàn trung thành, ủng hộ và bảo vệ bạn mình bất chấp thực tế rằng ông cũng là ứng cử viên đối thủ cho ngai vàng.
Cầu nguyện
Pippa chia sẻ
1 Sa-mu-ên 19:1, nói:
‘Sau-lơ bảo con trai mình là Giô-na-than và tất cả những người hầu hạ Đa-vít. Nhưng Giô-na-than rất quý mến Đa-vít và đã cảnh báo anh ấy…”
Đa-vít đã trải qua một thời gian khó khăn như nhiều người trong chúng ta đã trải qua trong những tháng qua. Ông đã trung thành hầu việc Đức Chúa Trời và Sau-lơ, vua của ông. Tuy nhiên, bất cứ điều gì ông làm, ông không thể làm hài lòng chủ của mình (Sau-lơ). Điều duy nhất Đa-vít có thể làm là tiếp tục làm những điều đúng. Ông không tìm cách trả thù hay đòi lại công bằng. Cuối cùng, Đức Chúa Trời đã bênh vực ông, và Ngài sẽ bênh vực cho chúng ta.
Câu kinh thánh trong ngày
Thi-thiên 68:9b
"Ngài phục hồi mảnh đất khô cằn"
App
Tải xuống ứng dụng Kinh Thánh Trong Một Năm dành cho thiết bị iOS hoặc Android và đọc theo mỗi ngày.
Đăng ký ngay bây giờ để nhận Kinh thánh trong một năm trong hộp thư đến của bạn mỗi sáng. Bạn sẽ nhận được một email mỗi ngày.
Sign up nowBook
Kinh thánh trong một năm bình luận có sẵn như là một cuốn sách.
- Mua từ Cửa hàng Alpha
- [Mua từ Nhà sách CLC](https://clcbookshops.com/product/bible-in-one-year-the-a-commentary-by-nicky-gumbel-hard-cover-gumbel-nicky-hodder-stoughton- 9781473677067)
Tham khảo
William Shakespeare, Othello, Màn III, Cảnh iii.
Trừ khi có quy định khác, các trích dẫn Kinh thánh được lấy từ Kinh Thánh, New International Version Anglicised , Bản quyền © 1979, 1984, 2011 Biblica, trước đây là Thánh Kinh Hội Quốc Tế. Được sử dụng dưới sự cho phép của nhà xuất bản Hodder & Stoughton, một công ty của Hachette UK. Đã đăng ký Bản quyền. 'NIV' là nhãn hiệu đã đăng ký của Biblica. Nhãn hiệu Vương quốc Anh số 1448790.
Các trích dẫn Kinh thánh được đánh dấu (AMP) lấy từ Kinh thánh Amplified®, Bản quyền © 1954, 1958, 1962, 1964, 1965, 1987 của The Lockman Foundation. Được sử dụng bởi sự cho phép. (www.Lockman.org)